Thế giới

Việt Nam đồng hành cùng quốc tế giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa

ClockChủ Nhật, 28/05/2023 09:13
Các đại biểu tập trung thảo luận việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và sử dụng một cách bền vững các sản phẩm nhựa để tiến tới kinh tế tuần hoàn, cũng như việc quản lý hợp lý chất thải nhựa.

Bangladesh cấm nhựa dùng một lần tại khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giớiẤn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa, diễn ra ngày 27/5 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris. Ảnh: TTXVN

Ngày 27/5, Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris của Pháp.

Sự kiện là sáng kiến của nước chủ nhà Pháp được tổ chức trước thềm phiên đàm phán thứ hai của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa (CIN-2).

Đại diện của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Hội nghị. Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, đại diện Nhà nước Việt Nam, tham dự sự kiện quan trọng này.

Phóng viên TTXVN tại Paris cho biết trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và sử dụng một cách bền vững các sản phẩm nhựa để tiến tới kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực này, cũng như việc quản lý hợp lý chất thải nhựa và hạn chế việc vứt rác thải nhựa ra môi trường.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái và kết nối lãnh thổ Pháp, ông Christophe Béchu, nhấn mạnh tình trạng đáng lo ngại của ô nhiễm từ rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa tại đại dương, trong khi sản xuất các sản phẩm nhựa vẫn tiếp tục gia tăng.

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, không chỉ làm gia tăng phát thải CO2, mà còn đe doạ đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh tồn của các loài sinh vật biển.

Giám đốc Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, bà Inger Andersen nhấn mạnh việc cần thiết đạt tới Thỏa thuận về chất dứt ô nhiễm nhựa với tính ràng buộc về pháp lý.

Tại các phiên tọa đàm bàn tròn, các tham luận tập trung nêu quan ngại của xã hội đối với vấn đề ô nhiễm nhựa toàn cầu và sự cần thiết phải có hành động thiết thực để chấm dứt tình trạng này, chia sẻ các sáng kiến quốc gia trong việc giảm rác thải nhựa.

Các đại biểu cũng đã trao đổi về các biện pháp để tiến tới sản xuất và tiêu thụ bền vững các sản phẩm nhựa, các nhu cầu cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm nhựa, khuôn khổ luật pháp để cải thiện việc tái chế sản phẩm này, cơ sở hạ tầng phân loại chất thải nhựa để hạn chế rác thải dạng này ra môi trường, cũng như việc huy động các nguồn lực để quản lý rác thải nhựa…

Nhiều đại biểu cũng khẳng định mong muốn đạt được Thỏa thuận về chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2024.

Trao đổi với các đại biểu dự hội nghị, Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật cũng như các chính sách thúc đẩy việc tái chế sản phẩm nhựa, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, cùng với các nước chung tay giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.

Phiên đàm phán lần thứ 2 của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Thỏa thuận quốc tế nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa sẽ chính thức diễn ra từ 29/5-1/6./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nhếch nhác và bất tiện

Giữa mùa hè nắng ráo, nhưng cảnh như các bạn thấy trong ảnh đây cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện ở khu vực trước số nhà 68 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân (Tp Huế). Rất nhếch nhác và rất bất tiện.

Nhếch nhác và bất tiện
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top