Thế giới

Bangladesh cấm nhựa dùng một lần tại khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới

ClockThứ Tư, 29/03/2023 08:00
TTH.VN - Các nhà bảo tồn ở Bangladesh ngày 28/3 cho biết, khách du lịch xả rác xuống rừng Sundarbans, khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái, buộc Bangladesh phải áp dụng lệnh cấm nhựa sử dụng một lần tại Di sản Thế giới này.

Sri Lanka cấm đồ nhựa dùng một lần để cứu loài voiMột lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương

leftcenterrightdel
 Những khu rừng ngập mặn có thể giúp chống biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: TTXVN

Rừng Sundarbans nằm dọc theo bờ biển Bangladesh, và là nơi sinh sống của một số sinh vật quý hiếm nhất thế giới, bao gồm hổ Bengal và cá heo Irrawaddy.

Theo số liệu của Chính phủ nước này, khu rừng có khoảng 200.000 khách du lịch đến thăm mỗi năm, bên cạnh các chuyến đi theo mùa của ngư dân và những người thu hoạch mật ong rừng, những người phụ thuộc vào sự phong phú của hệ sinh thái này.

Ông Abu Naser Mohsin Hossain, một nhà bảo tồn rừng của Chính phủ Bangladesh nói với Hãng Thông tấn AFP rằng: "Khi họ đến thăm khu rừng, họ mang theo chai nước dùng một lần, cũng như đĩa đựng thức ăn, chai nước ngọt và lon bằng nhựa dùng một lần… Thật khó để dọn sạch chúng".

Vào tối 27/3 (giờ địa phương), Bộ trưởng Môi trường Bangladesh, ông Shahab Uddin đã công bố lệnh cấm nhựa sử dụng một lần, bao phủ 6.500 km2 diện tích khu rừng. “Nhựa sử dụng một lần đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học của Sundarbans”, Bộ trưởng Shahab Uddin nhấn mạnh.

Quyết định của Bộ trưởng Môi trường Bangladesh ngay lập tức được các nhà bảo vệ môi trường ca ngợi. Trong đó, ông Monirul Khan, giáo sư động vật học tại Đại học Jahangirnagar (Bangladesh) chia sẻ với AFP rằng: "Môi trường và đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở Sundarbans. Mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm do nhựa gây ra nhiều hơn những gì chúng ta thấy. Động vật hoang dã thường ăn phải những loại nhựa này".

Đáng chú ý, một phần của Sundarbans đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1997.

Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc các chất ô nhiễm và đóng vai trò là vườn ươm cho nhiều sinh vật biển. Bên cạnh đó, chúng có thể giúp chống lại tình trạng biến đổi khí hậu bằng cách thu giữ hàng triệu tấn carbon mỗi năm trong lá, thân và rễ của cây, cũng như trong đất.

Ngoài ra, Sundarbans, nằm trên đồng bằng sông Hằng, sông Brahmaputra và sông Meghna trên Vịnh Bengal, cũng giúp tạo vùng đệm cho các cộng đồng ven biển ở Bangladesh khỏi các cơn lốc xoáy thường xuyên tấn công quốc gia này trong mùa gió mùa hàng năm.

Được biết, các nhà bảo tồn thường xuyên gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối đe dọa môi trường đối với Sundarbans.

THANH NGÂN (Lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB phê duyệt 210 triệu USD cho dự án về phụ nữ và trẻ em Bangladesh

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt 210 triệu USD cho một dự án của Bangladesh nhằm cung cấp chuyển tiền mặt và các dịch vụ tư vấn để cải thiện dinh dưỡng, mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 1,7 triệu phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 4 tuổi ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương.

WB phê duyệt 210 triệu USD cho dự án về phụ nữ và trẻ em Bangladesh
Thước đo cho giá trị rừng ven biển

Không cung cấp gỗ như rừng trồng sản xuất, nhưng giá trị mà rừng ven biển; trong đó có rừng ngập mặn mang lại khó có thể kể hết. Đặc biệt, khi Việt Nam đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Thước đo cho giá trị rừng ven biển
Return to top