Thế giới

Với nhiều tiềm năng tăng trường, FDI đổ vào ASEAN tăng gấp đôi trong thập kỷ

ClockThứ Ba, 13/06/2023 15:13
TTH.VN - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ASEAN đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, với Singapore là điểm đến hàng đầu trong khu vực.

Thêm đòn bẩy chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEANDòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 2018Việt Nam: Điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất ASEAN

leftcenterrightdel
 FDI đổ vào ASEAN tăng mạnh trong 10 năm qua

Theo các nhà quan sát, sự gia tăng dong vốn FDI vào ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới khi thị trường tiêu dùng của khu vực phát triển cả về quy mô và sự giàu có, đồng thời các doanh nghiệp hướng tới sự đa dạng hóa trong bối cảnh phân mảnh địa chính trị.

Theo ước tính của Ngân hàng Mỹ (Bank of America - BOA), dòng vốn FDI chảy vào ASEAN trong năm 2022 đã tăng lên hơn 149 tỷ USD vào năm 2022 – từ mức 77,5 tỷ USD năm 2010, và chiếm 11% - 12% tổng vốn FDI toàn cầu, so với chỉ 4% - 5% của một thập kỷ trước.

Mặc dù các động lực thúc đẩy FDI giữa các nước trong khu vực là khác nhau, nhưng các nhà quan sát cho rằng sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, cũng như sự phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 trong lĩnh vực sản xuất là những lý do cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ASEAN.

Nhà phân tích cấp cao Syetarn Hansakul của Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết: “Dòng vốn FDI vào Trung Quốc và FDI từ chính Trung Quốc đang tìm kiếm một địa điểm mới để đa dạng hóa rủi ro và cùng với Ấn Độ, ASEAN là một trong những điểm đến ưa thích”. Tuy nhiên, ASEAN có lợi thế hơn Ấn Độ do hội nhập thương mại khu vực thông qua các hiệp định như Khu vực Thương mại Tự do ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến tiềm năng của ASEAN với tư cách là một thị trường thống nhất, vì khối 10 thành viên này có tổng dân số hơn 600 triệu người và thu nhập ngày càng tăng.

Nithin Chandra, đối tác quản lý khu vực Đông Nam Á tại Kearney cho biết, với khả năng sản xuất tập trung vào xuất khẩu và tiết kiệm chi phí, ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa.

Dù khu vực này không thể thay thế hoàn toàn năng lực của Trung Quốc trong trung hạn, nhưng EIU vẫn lạc quan rằng dòng vốn FDI vào ASEAN sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2025.

Trong khi đó ông Stephen Bates, người đứng đầu bộ phận dịch vụ giao dịch của KPMG tại Singapore, tin rằng ASEAN sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với FDI nhờ tiềm năng tăng trưởng của khu vực. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN sẽ tăng 4,7% trong năm 2023, từ mức 5,2% của năm ngoái.

Các lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất

Theo ông Bates, các ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất vào các thị trường ASEAN-6 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) là tài chính và bảo hiểm; chế tạo; thương mại bán buôn và bán lẻ; địa ốc; và thông tin và truyền thông. Những ngành này chiếm hơn 80% tổng vốn FDI vào khu vực trong năm ngoái.

Nói rộng hơn, các quốc gia ASEAN khác nhau có những điểm hấp dẫn riêng và khả năng thu hút FDI của mỗi quốc gia thường tập trung vào một số yếu tố, chẳng hạn như sức mạnh thể chế, năng lực cơ sở hạ tầng của lực lượng lao động và các ưu đãi của chính phủ, cũng như khả năng cạnh tranh về chi phí.

Với vị thế vừa là trung tâm kinh doanh vừa là trung tâm tài chính, Singapore tiếp tục là địa điểm hàng đầu trong khu vực về thu hút vốn FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2022, FDI đổ vào Singapore vượt qua cả Trung Quốc.

Ông Hansakul cho biết các lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất là lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Singapore. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất - đặc biệt là điện tử và y sinh - cũng chứng kiến sự gia tăng dòng vốn FDI, từ các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng năng lực sản xuất cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển. 

Đối với Malaysia, các khoản đầu tư từ FDI chủ yếu dành cho ngành công nghiệp điện tử, chiếm 47% các khoản đầu tư được phê duyệt từ năm 2020 đến năm 2022, BOA cho biết.

Với Việt Nam, các nhà quan sát cho rằng nước này đã thu hút mạnh mẽ các khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, là nước hưởng lợi lớn nhất từ những thay đổi chuỗi cung ứng và xu hướng đa dạng hóa gần đây.

Theo nhận định của ông Chandra, Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội từ việc di dời các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, nhờ lợi thế về chi phí và hệ sinh thái sản xuất hiện có.

“Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) công nghệ lớn đã và đang chuyển các khoản đầu tư mới từ Trung Quốc sang Việt Nam”, ông Chandra nói, lấy ví dụ về việc các gã khổng lồ công nghệ Apple và Samsung đang mở rộng một số dây chuyền sản xuất của hãng sang Việt Nam.

Trong khi đó, Indonesia đã trở thành nước hưởng lợi lớn từ các khoản đầu tư liên quan đến hạ nguồn hàng hóa và xe điện, đặc biệt là từ Bắc Á. BOA cho biết tỷ lệ vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đến Indonesia trong khoản thời gian năm 2020-2022 (ở mức 25%) đã tăng gần 4 lần so với tỷ lệ trong giai đoạn 2011-2016.

Đáng chú ý, tỷ lệ vốn FDI từ Trung Quốc vào Indonesia cũng đã tăng lên 19% trong cùng kỳ, nhờ các khoản đầu tư liên quan đến xe điện (EV), và các nhà máy luyện kim để xử lý quặng kim loại thành các sản phẩm có giá trị cao hơn.

Indonesia cũng có thể mong đợi mức FDI cao hơn trong khai thác niken vì nước này đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu, với niken đang nổi lên như một nguyên liệu thô quan trọng cho pin xe điện và Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục được đầu tư vào sản xuất, được thúc đẩy bởi các yếu tố chi phí thấp và năng lực sản xuất mạnh mẽ của nước này trong các ngành công nghiệp. Chính phủ cũng đang có kế hoạch phát triển Thái Lan thành một trung tâm sản xuất xe điện ở ASEAN, với sản lượng dự kiến sẽ tăng 37% về số lượng xe được sản xuất từ năm 2001 đến năm 2026.

Philippines cũng thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thông tin và truyền thông, sản xuất, tài chính, cũng như bất động sản. Đặc biệt, các khoản đầu tư vào CNTT-TT đã đóng góp gần một nửa dòng vốn FDI của đất nước trong năm 2022.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top