ClockThứ Bảy, 18/05/2024 12:44

“Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”

TTH.VN - Ngày 18/5, Trường đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Công ty Luật TNHH Tilleke & Bibbins (Việt Nam) tổ chức cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV - năm 2024.

Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động Đội Trường ĐH Kinh tế vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh niên Sinh viên Việt Nam Trường đại học đầu tiên của Đại học Huế công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2024Trường đại học Luật đạt chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2Rời chiến trường vẫn là chiến sĩKý kết hợp tác toàn diện giữa Agribank và Trường đại học Luật

 Các đội trả lời câu hỏi tại cuộc thi

Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV – năm 2024 có chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”, nằm trong chương trình hoạt động của mạng lưới các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam.

Cuộc thi với sự tham gia của 8 đội thi đến từ các trường đại học lớn trong cả nước, gồm: Trường đại học Luật, Đại học Huế; Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phân hiệu học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam; Trường đại học Đà Lạt; Trường đại học Duy Tân; Trường đại học Cần Thơ; Trường đại học Văn Lang và Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

Cuộc thi có ba phần chính: Kiến thức chung về quyền sở hữu trí tuệ, sinh viên sáng tạo và kết nối thực tiễn. Các nội dung thi tập trung vấn đề trên không gian mạng và trong nền kinh tế số, như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; nhận diện các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; các hoạt động về khai thác, quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ; các trường hợp giới hạn về quyền sở hữu trí tuệ.

Cuộc thi là sân chơi truyền cảm hứng, thúc đẩy sinh viên Việt Nam đi đầu trong việc tôn trọng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; gắn kết đào tạo với thực tiễn hoạt động sở hữu trí tuệ; góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về sở hữu trí tuệ; khích lệ khả năng sáng tạo, tinh thần học hỏi, tạo điều kiện kết nối mạng lưới kiến thức về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học trên cả nước. Đồng thời, đây cũng là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu giữa giảng viên, sinh viên của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top