Thế giới

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

ClockThứ Sáu, 22/03/2024 07:14
TTH - Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.
 Tính đến cuối năm 2023, số lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành tại các nền kinh tế ASEAN+3 đạt 798,7 tỷ USD. Ảnh minh họa: iStock

Theo báo cáo, số lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành tại các nền kinh tế ASEAN+3 này đạt 798,7 tỷ USD vào cuối năm 2023, và chiếm khoảng 20% trái phiếu bền vững toàn cầu. Cùng thời điểm đó, thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro lần lượt đạt 4.000 tỷ USD và 1.500 tỷ USD.

Được biết, trái phiếu bền vững là công cụ trái phiếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

Trong năm 2023, các thị trường ASEAN đã ghi nhận 19,1 tỷ USD phát hành trái phiếu bền vững, chiếm 7,9% tổng lượng phát hành tại các thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3.

ASEAN ghi nhận tỷ lệ tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn cao hơn trong phát hành trái phiếu bền vững, với 80,6% phát hành trái phiếu bền vững bằng đồng nội tệ và kỳ hạn trung bình có trọng số là 14,7 năm, vượt trội so với các con số tương ứng là 74,3% và 6,2 năm ở ASEAN+3.

Từ 1/12/2023 - 29/2/2024, điều kiện tài chính ở các nước Đông Á mới nổi đã được cải thiện nhẹ do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải và hầu hết các nền kinh tế đều có mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong khu vực. Thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng ở 6 trong số 9 nền kinh tế trong khu vực và tổng cộng 17,4 tỷ USD dòng vốn cổ phần nước ngoài đã được ghi nhận, ADB cho hay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa mạnh mẽ việc học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhờ sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng với nhiều cách làm phù hợp, sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực; xây dựng được nhiều mô hình tiêu biểu nhân rộng trên địa bàn huyện Quảng Điền.

Lan tỏa mạnh mẽ việc học tập và làm theo Bác
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Return to top