Thế giới

Việt Nam dẫn đầu thị trường Đông Nam Á về điện mặt trời

ClockThứ Bảy, 02/11/2019 07:11
TTH.VN - Năng suất khai thác năng lượng mặt trời của ASEAN dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới, với các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn sẽ chiếm đại đa số các dự án lắp đặt trong khu vực, một nhóm chuyên gia tư vấn năng lượng cho biết.

Singapore: 350.000 ngôi nhà sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030Australia: Bùng nổ năng lượng mặt trời, nhưng gia tăng nguy cơ rác thảiAustralia khánh thành trang trại năng lượng Mặt trời và pin khổng lồNhật Bản đặt mục tiêu đưa khí thải về 0 trong nửa cuối thế kỷ 21Sydney cam kết 100% năng lượng tái tạo đến năm 2050Chi phí năng lượng mặt trời ngày càng cạnh tranh hơn ở ASEANBiến nước biển thành nước ngọt nhờ năng lượng mặt trờiHàng triệu USD tài trợ cho dự án năng lượng tái tạo ở Mông CổCalifornia bắt buộc xây nhà sử dụng pin năng lượng mặt trời

Ảnh minh họa: Thanh Niên

Mặc dù ASEAN vẫn là “một khu vực mới nổi” trong việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, song năng suất khai thác năng lượng mặt trời của khu vực vẫn được dự đoán sẽ đạt 35,8 gigawatt (GW) vào năm 2024, tăng mạnh từ mức 12,6 GW ghi nhận trong năm 2019 này.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước dẫn đầu trong thị trường pin quang điện (solar panel) với công suất lắp đặt lớn nhất, chiếm gần ½ công suất của khu vực trong năm 2019, Công ty Tư vấn năng lượng WoolMac thông tin.

Đến hết năm nay, nhiều khả năng việc lắp đặt pin quang điện của đất nước sẽ có công suất tích lũy đạt 5,5 GW, chiếm 44% tổng công suất của khu vực Đông Nam Á. Đây là mức tăng đáng kể so với mức 0,134 GW của năm 2018.

Theo nhận định của ông Rishab Shrestha - Nhà phân tích năng lượng và năng lượng tái tạo của Woodmac, công suất của các nhà máy điện mặt trời mọc lên như nấm ở Việt Nam trong thời gian qua đã vượt quá 18% tổng lưới điện. Trong đó công suất phê duyệt cho tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận lên đến 5GW, nhiều hơn so với công suất sử dụng lưới điện.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top