ClockThứ Tư, 12/06/2019 10:15

Nhật Bản đặt mục tiêu đưa khí thải về 0 trong nửa cuối thế kỷ 21

Nội các Nhật Bản ngày 11/6 đã thông qua kế hoạch giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng 0 trong nửa cuối thế kỷ 21.

Ngành hàng không gây áp lực lên quá trình biến đổi khí hậuThái Bình Dương: Thành lập quỹ tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậuLondon quy hoạch khu vực 'siêu trong lành'Châu Á-Thái Bình Dương: 92% người dân tiếp xúc với mức độ ô nhiễm nguy hiểmNgại ô nhiễm, doanh nghiệp châu Á khó giữ chân nhân sự cấp cao

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Kế hoạch là một phần nội dung trong chiến lược quốc gia của đất nước "Mặt Trời mọc" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Để đạt được mục tiêu trên, Nhật Bản sẽ tập trung sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng Mặt Trời và gió, trong khi vẫn duy trì vận hành các nhà máy than điện.

Với chiến lược này, Nhật Bản cũng sẽ phụ thuộc vào thế hệ các nhà máy điện hạt nhân, ngay cả khi mối quan ngại về vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân vẫn còn đó sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Fukushima.

Chiến lược cũng kêu gọi tăng cường sử dụng năng lượng sạch khí hydro nhằm giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân để giảm thiểu sử dụng loại năng lượng này và phát triển các công nghệ tiến bộ để cải hiện hiệu quả thế hệ năng lượng điện.

Dự kiến, Nhật Bản sẽ giới thiệu chiến lược này tại Liên hợp quốc vào cuối tháng Sáu - thời điểm Nhật Bản đăng cải tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và hàng đầu thế giới (G20).

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được gần 200 quốc gia trên thế giới thông qua vào năm 2015, đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu từ 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Nhật Bản và Italy là hai nước còn lại duy nhất trong Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) chưa công bố chiến lược chống biến đổi khí hậu.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Return to top