Thế giới

Mỹ thúc đẩy phát triển tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương

ClockThứ Ba, 03/12/2019 09:53
TTH - Đại diện giới chức Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross vừa qua đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với châu Á thông qua tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông qua những số liệu thống kê mới để nhấn mạnh, Mỹ hoàn toàn nghiêm túc với việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Ấn Độ và ASEAN.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một bài phát biểu của mình. Ảnh minh họa: VOV

Về những hành động cụ thể, kể từ tháng 7/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã tạo điều kiện khuyến khích hơn 9.000 doanh nghiệp Mỹ đến kinh doanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hỗ trợ hơn 2.500 doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương đầu tư vào Mỹ, tạo điều kiện cho 18 tỷ USD đầu tư vào Mỹ từ khu vực này. Cũng cần kể đến sáng kiến “Tăng cường phát triển và tăng trưởng thông qua năng lượng” cho châu Á, hay còn gọi là Sáng kiến EDGE châu Á - một nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm phát triển thị trường năng lượng bền vững và an toàn trên khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo tuyên bố từ phía Mỹ, sáng kiến EDGE châu Á sẽ tìm cách tăng cường an ninh năng lượng bằng cách thúc đẩy tiếp cận năng lượng, đa dạng hóa năng lượng, hay nền tảng Blue Dot Network (Mạng lưới các điểm xanh) nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp con dấu chứng nhận toàn cầu cho các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Bên cạnh đó là những hành động hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và vấn đề biển Đông...

Như vậy, mặc dù Tổng thống Donald Trump đã không tham gia hội nghị cấp cao ASEAN vào đầu tháng 11 vừa qua, song các chuyên gia Thái Lan vẫn tin tưởng rằng, chính quyền Mỹ vẫn giữ vững cam kết hợp tác với Thái Lan và cả khu vực.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Inquire.Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top