Thế giới

UNESCO kêu gọi Mỹ và Iran bảo vệ các di sản văn hóa

ClockThứ Ba, 07/01/2020 14:42
TTH.VN - Tờ CNA ngày 7/1 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) cho biết, cả Iran và Mỹ cần tuân thủ một công ước bắt buộc các quốc gia bảo tồn các di sản văn hóa, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa nhắm vào các di sản văn hóa của Iran.

Lãnh đạo các nước kêu gọi Mỹ và Iran bình tĩnh, đối thoại kiềm chế căng thẳng

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh minh hoạ: Al Jazeera/VOV

Theo đó, Tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay nhấn mạnh rằng, cả Tehran và Washington đã ký kết một công ước năm 1972, trong đó nghiêm cấm các quốc gia thực hiện "bất kỳ biện pháp cố ý nào có thể làm tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản văn hóa và thiên nhiên" của các quốc gia khác.

Trong một cuộc họp với đại sứ Iran tại UNESCO, bà Audrey Azoulay lưu ý, cả hai quốc gia cũng đã ký kết một công ước năm 1954 về bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang.

Ngoài ra, Tổng giám đốc UNESCO cũng "nhấn mạnh tính phổ quát của di sản văn hóa và thiên nhiên, như là những thực thể trung gian hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc, mà cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn cho các thế hệ tương lai".

Trước đó vào ngày 4/1, ông Trump tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ nhắm mục tiêu vào một số khu vực đóng vai trò quan trọng đối với Iran và văn hóa Iran, nếu Tehran tấn công nhân viên hoặc tài sản của Mỹ.

Được biết, Iran có 22 di sản văn hóa nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO.

Chúng bao gồm Quảng trường Meidan Imam, còn được gọi là Quảng trường Naghsh-e Jahan tại thành phố Isfahan, được xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Bên cạnh đó, di sản nổi bật nhất được nhiều người đánh giá là kinh đô cổ đại Persepolis ở phía tây nam Iran, được thành lập vào năm 518 trước Công nguyên, và là một địa điểm thu hút chính đối với khách du lịch nước ngoài.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế

Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5, và trở thành Di sản Tư liệu thế giới thứ 4 của Huế.

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Return to top