Thế giới

Việt Nam chủ trì phiên họp của HĐBA thảo luận về tình hình Yemen

ClockThứ Sáu, 17/01/2020 15:17
Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ quan ngại với các nước về tình hình nhân đạo tại Yemen; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp quốc (LHQ).

Quốc tế đánh giá cao Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực HĐBATrúng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu, chủ trì phiên họp HĐBA. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 16/1, Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức phiên thảo luận về tình hình Yemen dưới sự chủ trì của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng này.

Báo cáo trước Hội đồng Bảo an, Đặc phái viên của Tổng Thư ký về Yemen, Martin Griffiths  đánh giá tình hình Yemen tiếp tục tiến triển tích cực.

Những tuần vừa qua, chiến sự im ắng nhất trong vòng năm năm xung đột tại Yemen. Căng thẳng vẫn còn ở một số nơi và gây thương vong cho thường dân, tuy nhiên, các hoạt động quân sự trên thực địa đã giảm đáng kể.

Trong đầu tháng Một, các bên không có hành vi khiêu khích nào, không có chiến dịch không kích cũng như tấn công bằng thiết bị không người lái hoặc tên lửa từ Yemen sang các nước láng giềng. May mắn là Yemen không bị tác động bởi căng thẳng gần đây ở khu vực.

Đặc phái viên đánh giá cao việc Chính phủ Yemen và Hội đồng Chuyển tiếp miền Nam Yemen đã cam kết thực thi Thỏa thuận Riyadh với sự hỗ trợ của Saudi Arabia và đang tiếp tục thương lượng về việc thành lập một chính phủ mới.

Về việc thực thi Thỏa thuận Stockholm, ông Griffiths cho rằng mặc dù chưa thể hài lòng về kết quả thực hiện và còn có nhiều trở ngại trong thời gian qua, nhưng điều quan trọng là các bên liên quan tiếp tục cam kết thực hiện; các trạm giám sát ngừng bắn trên chiến tuyến khu vực Hodeidah tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Ủy ban Điều phối tái bố trí lực lượng cũng đang tham gia thảo luận nhằm mở ra các hành lang cho hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế trước khi tiến tới các bước tái bố trí lực lượng ở Hodeidah.

Bên cạnh đó, ông Griffiths tiếp tục bày tỏ quan ngại về những trở ngại đối với việc đi lại và hoạt động của Phái bộ LHQ hỗ trợ thực thi Thỏa thuận Hodeidah (UNMHA).

Theo ông Griffiths, không thể duy trì giảm căng thẳng quân sự nếu tiến trình chính trị không có tiến triển. Tình hình ở Yemen vẫn rất mong manh và cần phải giữ để Yemen không bị cuốn vào các xung đột ở khu vực. Các bên liên quan cần tiếp tục nỗ lực để có thể có bước tiến mang lại hòa bình cho Yemen trong năm 2020.

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA), ông Rajasingham cho biết hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Yemen có những tiến triển tích cực. Mỗi tháng khoảng 12 triệu người nhận được trợ giúp. Các mối đe dọa đối với thường dân có giảm, song vẫn xảy ra một số vụ đánh bom gây thương vong lớn, đặc biệt là xảy ra vụ tấn công vào xe chở hàng cứu trợ của LHQ trong tháng 12 vừa qua.

Ông kêu gọi các bên liên quan tăng cường biện pháp bảo vệ thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân đạo của LHQ và các tổ chức quốc tế, nhất là tại các vùng do lực lượng Houthi kiểm soát.

Đa số các nước thành viên Hội đồng Bảo an phát biểu hoan nghênh những diễn biến tích cực gần đây tại Yemen; đánh giá cao nỗ lực của LHQ và các nước liên quan, trong đó có thỏa thuận Riyadh, các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Saudi Arabia và Houthis cũng như việc giảm đáng kể các hoạt động quân sự, bạo lực tại khu vực Hodeidah; kêu gọi các bên liên quan nỗ lực thực thi Thỏa thuận Stockholm và Thỏa thuận Riyadh, tạo cơ sở cho việc xúc tiến các nỗ lực đàm phán hòa bình toàn diện hơn dưới sự bảo trợ của LHQ.

Liên quan tình hình nhân đạo tại Yemen, các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về những trở ngại đối với hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế; lên án việc tấn công vào đoàn xe trở hàng cứu trợ của LHQ; thúc giục các bên tăng cường biện pháp bảo vệ thường dân.

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho biết Việt Nam chia sẻ quan ngại với các nước về tình hình nhân đạo tại Yemen, về các vụ tấn công gây thương vong cho thường dân và phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo của LHQ.

Đại sứ hoan nghênh những tiến triển gần đây; đánh giá cao vai trò, đóng góp của Đặc phái viên Tổng thư ký và UNMHA giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy thực thi Thỏa thuận Stockholm; kêu gọi các bên liên quan tiếp tục thể hiện ý chí chính trị, xây dựng lòng tin, thực thi đầy đủ các thỏa thuận đã ký, tạo môi trường thuận lợi cho đối thoại, đàm phán tiến tới một giải pháp chính trị toàn diện, lâu dài phù hợp với luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an để mang lại thống nhất cho Yemen, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân nước này./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top