Thế giới

Covid-19: Ca mắc toàn cầu vượt mốc 2 triệu, Mỹ có ngày tang tóc nhất

ClockThứ Năm, 16/04/2020 09:39
Thế giới ghi nhận hơn 2 triệu ca mắc Covid-19 và 134.286 ca tử vong. Trong đó Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về số ca tử vong.

Cần đảm bảo an ninh lương thực trong đại dịch COVID-19Việt Nam đề nghị hợp tác với Mỹ sản xuất máy thởNhật Bản lo ngại nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Theo dữ liệu của Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 16/4, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 2.075.532 trường hợp, trong đó 134.286 trường hợp tử vong.

Một bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 ở Washington, bang hiện có 11 ca tử vong vì Covid-19. Ảnh: Reuters

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc và tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 28.443 ca mắc và 2.396 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 641.813 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 28.443 trường hợp. Liên tiếp trong 3 ngày qua, Mỹ đều ghi nhận số ca tử vong vượt mốc 2.000.

Thị trưởng Muriel Bowser của thủ đô Mỹ Washington D.C đã gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 15/5. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu ngày 1/5 sẽ là ngày có thể nới lỏng biện pháp “cách ly tại nhà” trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump cho biết sẽ “ủy quyền” cho các thống đốc bang triển khai kế hoạch mở cửa trở lại các doanh nghiệp Mỹ vào thời điểm thích hợp. 

Tại châu Âu, Người phát ngôn của Tổ chức WHO Margaret Harris cho biết diễn biến tình hình dịch Covid-19 vẫn là một bức tranh hỗn hợp. Ở một số nước như Italy và Tây Ban Nha diễn biến dịch đang chậm lại, trong khi ở một số nước khác đang gia tăng. 

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 gần đã lên tới 177.644 sau khi nước này ghi nhận thêm 3.584 trường hợp trong ngày 15/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 18.708 sau khi ghi nhận thêm 453 trường hợp trong ngày 15/4.

Italy ghi nhận thêm 2.667 ca mắc mới và 578 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 165.155 trong đó có 578 ca tử vong. Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5, nhưng cho phép một số loại cửa hàng mở lại vào ngày 14/4, gồm hiệu sách, tiệm giặt là, cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng quần áo trẻ em. 

Số ca mắc Covid-19 tại Đức là 134.753 trường hợp. Cụ thể, ngày 15/4 nước này ghi nhận thêm 3.804 ca mắc mới và 309  ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở nước này lên 3.804. Thủ tướng Merkel cho biết các biện pháp giãn cách xã hội mà chính phủ liên bang áp đặt trên toàn quốc kể từ hôm 23/3 bước đầu đã có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. 

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 15/4 là 147.863 sau khi ghi nhận thêm 4.560 ca mắc mới trong ngày. Số ca tử vong trong ngày ghi nhận là 1.438 nâng tổng số ca tử vong lên 17.176. Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ thưởng cho các nhân viên y tế để điều trị cho bệnh nhâm mắc Covid-19. Các nhân viện tại bệnh viện sẽ được nhận 500 euro và những người làm việc trực tiếp tại các khu vực bị ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 sẽ nhận được 1.500 euro

Trong 24h qua, nước Anh có 761 bệnh nhân thiệt mạng. Tổng cộng, số người thiệt mạng vì Covid-19 tại Anh đã lên tới 12.868 người, cao thứ 5 thế giới. Số ca mắc mới là 4.603và tổng cộng đã có trên 98.476 người nhiễm bệnh.

Tại Iran, số ca mắc Covid-19 tại nước này đã lên tới 76.389 sau khi ghi nhận thêm 1.512  trường hợp trong ngày 15/4. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 4.777 trường hợp.

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nước châu Á có diễn biến phức tạp khi số ca mắc và ca tử vong liên tiếp gia tăng.

Malaysia ghi nhận 5.072 ca mắc, trong đó có 83 ca tử vong. Indonesia có 5.136 ca mắc và 469 ca tử vong.

Hàn Quốc đã hoàn tất cuộc bầu cử Quốc hội trong bối cảnh những nỗ lực xét nghiệm và kiểm dịch nhanh chóng trên diện rộng đã làm chậm sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 ở nước này. Hàn Quốc hiện ghi nhận 27 ca mắc mới 5, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc lên 10.591 ca, trong đó có 225 ca tử vong.

Còn tại Nhật Bản hiện đã có tổng số 8.100 ca mắc, trong đó có 146 người tử vong.  NHK dẫn thông báo từ Bộ Y tế Nhật Bản ngày 15/4 cho biết, sẽ có hơn 400.000 người tử vong do Covid-19 tại nước này nếu Nhật Bản không siết chặn các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Báo cáo cũng cho biết, khoảng 850.000 bệnh nhân có thể cần máy thở. “Nếu chúng ta nhận thấy dấu hiệu của sự bùng phát mà không có bất cứ vũ khí nào để bảo vệ chúng ta thì số lượng các ca mắc nghiêm trọng sẽ vượt quá lượng máy thở hiện có”, ông Hiroshi Nishiura, giáo sư Đại học Hokkaido cho biết. 

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.295, trong đó có 3.342 người tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới. 

Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là ngoại nhập. Tuy nhiên, nước này cũng cảnh báo về sự gia tăng các ca mắc không xuất hiện triệu chứng, làm phức tạp thêm tình hình dịch bệnh. Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được áp đặt tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch COVID-19 khởi phát hồi cuối năm 2019./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top