Thế giới

Liên Hiệp quốc: Thành quả tiêm chủng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ

ClockThứ Năm, 16/07/2020 19:23
TTH - Trang web của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 16/7 cho hay, sự gián đoạn trong việc cung cấp các dịch vụ tiêm chủng do đại dịch COVID-19 đe dọa sẽ xoá bỏ những thành quả toàn cầu trong nỗ lực giúp nhiều hơn trẻ em và người trẻ tiếp cận đến vắc-xin.

LHQ kêu gọi cộng đồng đoàn kết chống khủng bố trong bối cảnh dịch bệnhLiên Hiệp quốc: Nguy cơ lao động trẻ em gia tăng từ đại dịchViệt Nam chủ trì họp các nước không thường trực HĐBA với Tổng Thư ký LHQ

Trẻ em được tiêm chủng tại Syria. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đang kêu gọi nỗ lực ngay lập tức để tiêm phòng cho tất cả trẻ em. “Vắc-xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế công cộng và nhiều trẻ em hiện đang được tiêm chủng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đại dịch khiến những thành quả đó đối mặt với rủi ro. Vắc-xin có thể được cung cấp một cách an toàn ngay cả trong đại dịch, và chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia đảm bảo những chương trình thiết yếu này được tiếp tục”, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định.

Số liệu mới nhất từ ​​các cơ quan của LHQ cho thấy, đại dịch đang gây nguy hiểm cho những tiến bộ trong việc mở rộng vắc-xin đến hơn 100 quốc gia. COVID-19 khiến ít nhất 30 chiến dịch tiêm phòng sởi đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ trên toàn thế giới, điều này có thể dẫn đến những đợt bùng phát trong năm nay và những năm khác.

Theo một cuộc khảo sát trên 82 quốc gia, 3/4 báo cáo gián đoạn trong các chương trình tiêm chủng của họ có liên quan đến đại dịch. Lần đầu tiên trong gần 30 năm, thế giới có nguy cơ chứng kiến sự sụt giảm về số lượng trẻ em nhận được 3 liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3).

Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore nhấn mạnh: “COVID-19 khiến việc tiêm chủng định kỳ trước đây trở thành một thách thức khó khăn. Chúng ta phải ngăn chặn sự sụt giảm hơn nữa trong tỷ lệ tiêm chủng, và khẩn trương khôi phục lại các chương trình tiêm chủng trước khi trẻ em bị đe dọa bởi những căn bệnh khác”.

Theo đó, cả WHO và UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia trong đại dịch, bao gồm khôi phục các dịch vụ tiêm chủng an toàn, đồng thời cung cấp thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ un.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra gần đây ở một số nhà máy sản xuất ngoại tỉnh cho thấy, chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ, chủ quan và thiếu trang bị kiến thức, phương tiện, quy trình phòng bị về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là tính mạng người lao động rất dễ bị đe dọa.

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top