Thế giới

Công nghệ sẽ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa của thế giới

ClockThứ Tư, 12/08/2020 20:33
TTH - Đại dịch COVID-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe mà nó còn là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.

Công nghệ đóng một phần quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa thế giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Giữa sự hỗn loạn này, công nghệ thông tin và truyền thông đã nổi lên như một cứu cánh cho cộng đồng toàn cầu và trở nên quan trọng hơn so với thời kỳ trước đại dịch. Hơn bao giờ hết con người chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ kỹ thuật số để đảm bảo tính liên tục của các hành động, hoạt động hằng ngày. Cụ thể:

5G

Những phát triển gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối để giữ cho mọi thứ trơn tru hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Những tiến bộ về viễn thông đã giúp một số quốc gia ứng phó hiệu quả với đại dịch và quản lý những tác động kinh tế mà đại dịch gây ra. Ngoài ra, 5G cũng hỗ trợ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn vốn đang trở nên trầm trọng hơn do đại dịch.

Internet of Things

Các thiết bị được kết nối thông minh trong mạng lưới Internet of Things (IoT) tạo ra một lượng lớn dữ liệu giúp đánh giá thiệt hại và hỗ trợ các nước khi đưa ra quyết định về phản ứng toàn diện và hiệu quả. Việc ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp (IIoT) và ứng dụng IoT trong ngành y tế (IoMT) để giải quyết những thách thức khác nhau mà nhiều lĩnh vực đang phải đối mặt trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19 đã chứng minh khả năng của Internet of Things về duy trì các dịch vụ không bị gián đoạn...

Điện toán đám mây

Về điện toán đám mây, việc cung cấp các dịch vụ điện toán theo yêu cầu qua Internet đã trở thành nhu cầu lớn để duy trì hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng và khả năng cao, đây sẽ là chìa khóa cho các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Những giải pháp dựa trên điện toán đám mây đang đáp ứng nhu cầu chưa từng có khi người lao động bất ngờ chuyển sang làm việc tại nhà (WFH), hay phổ biến hơn các mô hình học trực tuyến, tài chính kỹ thuật số và tư vấn y tế từ xa.

Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và nhiều công nghệ khác

Trước đại dịch đã có rất nhiều cuộc tranh luận về tác động tốt và xấu của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa. Nhưng trong thời điểm khó khăn này, các công nghệ này đang hỗ trợ rất tốt cho nhân loại trong việc chinh phục và đối phó với các loại virus chết người. Từ xác định các điểm nóng lây nhiễm để hỗ trợ chẩn đoán và nghiên cứu, AI đang đóng vai trò trung tâm trong giải quyết đại dịch. Một loạt các ngành công nghiệp bao gồm chăm sóc sức khỏe, ngành công nghiệp ôtô cũng đang triển khai AI để tự động hóa các dịch vụ thiết yếu.

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến sự góp mặt các công nghệ mới như thực tế ảo, in 3D... để định hình thế giới sau trong và sau đại dịch.

Nhìn chung, COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số tiên tiến nhằm cải thiện khả năng kết nối, tăng cường khả năng phục hồi để đối phó hiệu quả với cả khủng hoảng COVID-19 hiện tại và những khủng hoảng khác trong tương lai. Điều cần thiết lúc này là các chính phủ cần hợp tác và đưa ra biện pháp phù hợp để đảm bảo sử dụng công nghệ một cách toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm nhất trong thời điểm trong và sau đại dịch.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top