Thế giới

Khủng hoảng nước ở các trung tâm y tế gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19

ClockThứ Hai, 14/12/2020 21:45
TTH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/12 cho hay, trên toàn thế giới, cứ 4 trung tâm y tế thì có 1 trung tâm thiếu tiếp cận nước, khiến khoảng 1,8 tỷ người có nguy cơ nhiễm dịch bệnh COVID-19 cao hơn.

Australia thoát khỏi đợt suy thoái đầu tiên trong gần 30 nămCác nước châu Á và kế hoạch phê duyệt, sử dụng vaccine COVID-19

Rửa tay đúng cách là phương pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một báo cáo chung với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), WHO cho rằng, việc thiếu tiện nghi cơ bản này sẽ gây nguy hiểm cho các bệnh nhân và nhân viên tại các trung tâm y tế. Được biết, nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được từ 165 quốc gia trên khắp thế giới.

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Làm việc trong một cơ sở y tế không có nước, và vệ sinh cũng giống như việc cử y tá và bác sĩ đi làm việc mà không có thiết bị bảo hộ cá nhân”. Những yếu tố này đóng vai trò cơ bản để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng lớn cần được khắc phục, nhất là ở các quốc gia kém phát triển nhất.

Theo số liệu của WHO, trong khi các chuyên gia y tế chỉ chiếm chưa đến 3% dân số, họ lại chiếm đến 14% các trường hợp nhiễm COVID-19 được ghi nhận trên khắp thế giới.

Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore lưu ý: “Việc gửi nhân viên y tế và những người cần điều trị đến các cơ sở không có nước sạch, nhà vệ sinh an toàn, hay thậm chí là xà phòng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ”.

Báo cáo nói trên cũng cho thấy, cứ 3 cơ sở y tế trên thế giới thì có 1 cơ sở không thể đảm bảo vệ sinh tay, trong khi cứ 10 cơ sở thì có 1 cơ sở không được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh. Những con số này thậm chí còn tồi tệ hơn đối với 47 quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, nơi 1/2 số trung tâm chăm sóc sức khỏe không được tiếp cận với nước uống, 1/4 trung tâm không được tiếp cận với nước dành cho mục đích vệ sinh, và cứ 5 trung tâm thì có đến 3 trung tâm thiếu các dịch vụ vệ sinh cơ bản.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Giữ lửa “Nightingale”

Lặng lẽ trong các ca phẫu thuật, vất vả ngày đêm chăm sóc sức khỏe người bệnh là bóng dáng của những điều dưỡng (ĐD). 1.800 ĐD ở Bệnh viện Trung ương Huế mang trong mình vô vàn câu chuyện khác nhau về một nghề chuyên biệt được ví von là “nghề của trái tim”. Đồng hành cùng “chiến binh”

Giữ lửa “Nightingale”
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, người tham gia được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây là chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, giúp nhiều người dân vượt qua khó khăn khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top