Thế giới

OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định

ClockThứ Năm, 14/09/2023 14:07
TTH - Trong tuyên bố mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 và 2024, cùng với lời giải thích rằng có những lý do cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn dự kiến, bất chấp những trở ngại như lãi suất cao và lạm phát tăng cao.

OPEC hoan nghênh Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giớiOPEC+ sẽ duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến cuối năm 2023OPEC: Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay

OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 và 2024 Ảnh minh họa: Reuters/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cụ thể, trong báo cáo hàng tháng, OPEC chỉ ra rằng nhu cầu dầu mỏ của toàn thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Cùng lúc đó, mức tăng của năm 2023 là 2,44 triệu thùng/ngày. Cả hai dự báo nhìn chung đều không thay đổi so với tháng trước.

Việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa để chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã giúp nhu cầu dầu mỏ gia tăng vào năm 2023.

Ngoài ra, OPEC vẫn duy trì quan điểm tương đối lạc quan về năm 2024, rằng thế giới sẽ chứng kiến nhu cầu tăng trưởng mạnh hơn.

Trong báo cáo, OPEC ghi rõ: “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang diễn ra được dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ, đặc biệt là do sự phục hồi của du lịch, du lịch hàng không và sự di chuyển ổn định. Tổng nhu cầu dầu toàn cầu giai đoạn trước dịch COVID-19 sẽ bị vượt qua vào năm 2023”.

Được biết, nhu cầu dầu mỏ đã sụt giảm vào năm 2020, khiến một số dự đoán cho rằng việc sử dụng dầu mỏ trên thế giới sẽ sớm đạt đỉnh. OPEC đã liên tục tuyên bố rằng nhu cầu sẽ sớm phục hồi, mà cụ thể là sẽ ở mức trung bình 102,1 triệu thùng/ngày vào năm 2023, cao hơn mức tiền đại dịch vào năm 2019. OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đã bắt đầu hạn chế nguồn cung vào năm 2022 để củng cố thị trường.

Ghi nhận vào tuần trước, lần đầu tiên vào năm 2023, sau khi Saudi Arabia và Nga tự nguyên gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho đến cuối năm, dầu thô Brent chuẩn toàn cầu đã vượt mức 90 USD/thùng.

Sau khi báo cáo của OPEC được công bố, giá dầu thô Brent đã tăng cao đến 91,82 USD/thùng, tức đạt mức cao mới vào năm 2023.

Trong một thông tin có liên quan, nhờ nửa đầu năm khả quan và xu hướng tăng trưởng toàn cầu ổn định tiếp tục kéo dài sang quý 3, được hỗ trợ bởi chi tiêu tiêu dùng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay ở mức 2,7% và của năm 2024 là 2,6%.

Trong thời gian tới, một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững có thể sẽ được nhìn thấy, với sự hỗ trợ từ cả lĩnh vực dầu mỏ và phi dầu mỏ. Tất cả đều được thúc đẩy bởi cam kết mạnh mẽ đối với các sáng kiến cải cách của chính phủ.

OPEC cho biết thêm rằng, các nước châu Á mới nổi, đặc biệt là Ấn Độ, Brazil và Nga có thể gây bất ngờ hơn nữa về đà tăng giá. Hơn nữa, nếu Mỹ tiếp tục giữ đà tăng trưởng hiện tại, tốc độ tăng trưởng thậm chí có thể sẽ cao hơn.

Thêm vào đó, báo cáo của OPEC cũng cho thấy sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 8 do sản lượng của Iran phục hồi, cũng như sự gia tăng ở thị trường Nigeria. Trong đó, sản lượng của OPEC đã tăng 113.000 thùng/ngày trong tháng 8 vừa qua, tức lên mức 27,45 triệu thùng/ngày. Phần lớn sự tăng trưởng về sản lượng trong giai đoạn này là nhờ Iran.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse & Arab News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top