Thế giới
ASEAN THỐNG NHẤT VÀ ĐOÀN KẾT:

Phải là lời kêu gọi được nhắc lại liên tục

ClockChủ Nhật, 17/09/2023 09:17
TTH - Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa diễn ra tại Jakarta (Indonesia), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã phát biểu đầy nhiệt huyết về nhu cầu của ASEAN đối với “sự thống nhất giữa mục đích và hành động” trong việc xử lý các thách thức cả ở bên trong lẫn bên ngoài.

Hội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEANSẽ có nhiều vấn đề thảo luận và giải quyết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43

Các nước, bao gồm cả Việt Nam, cần phải luôn luôn nỗ lực duy trì, thúc đẩy tình đoàn kết và sự thống nhất của khối khu vực ASEAN. Ảnh minh họa: Thanh Niên 

Kêu gọi hành động

Thừa nhận những lợi ích và lập trường khác nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN về những lo ngại địa chính trị cấp bách, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng nghiệp của mình cùng nhau “hành động và làm việc hướng tới những điểm đến chung”, một quá trình có thể đòi hỏi “cả cho và nhận” giữa các quốc gia thành viên trong khu vực.

Lời kêu gọi của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đưa ra vào thời điểm quan trọng, khi các nước trong khu vực vẫn đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề ở Myanmar, cộng thêm đó là căng thẳng gia tăng trong khu vực và cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng mà nếu không được giám sát, khu vực ASEAN có thể không theo kịp các vấn đề đang diễn ra.

Đối với các nhà quan sát dày dặn kinh nghiệm của ASEAN, lời kêu gọi của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về sự thống nhất mặt thể chế và tính chủ động chính là chìa khóa để đảm bảo sự phù hợp liên tục của ASEAN trong một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng rộng mở.

Có thể nói rằng, chính sách ngoại giao nội bộ của ASEAN đã duy trì hòa bình giữa các quốc gia thành viên trong hơn 5 thập kỷ, trong đó thúc đẩy sự đồng thuận và không can thiệp vào vấn đề nội bộ lẫn nhau.

Đã đến lúc để tiến lên

Trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều hỗn loạn và không chắc chắn như hiện nay, ASEAN cần phải đẩy mạnh hành động. Là một khu vực luôn thay đổi, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mang đến những cơ hội mà ASEAN có thể nắm bắt.

Nếu ASEAN “trở thành thuyền trưởng con tàu của chính mình” như lời Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh khi trao quyền điều hành ASEAN cho lãnh đạo phía Lào là Thủ tướng Sonexay Siphandone, nước Lào - tân chủ tịch luân phiên mới của khối có thể triển khai nhiều hành động được kỳ vọng sẽ có hiệu quả cho toàn khu vực.

Khi kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực thúc đẩy sự thống nhất, tính phổ biến và tính linh hoạt cao hơn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang thúc giục một ASEAN thực hiện lời nói về vai trò lãnh đạo khu vực.

Cụ thể, trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua, vị Thủ tướng đã nói rất nhiều về tầm nhìn của ASEAN, về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), qua đó khẳng định ASEAN đóng “vai trò trung tâm và chiến lược” trong khu vực. Tuy nhiên, vai trò này có được thể hiện tốt hay không là cần có sự phối hợp hành động giữa các quốc gia thành viên.

Trong một diễn biến có liên quan, quan điểm của ASEAN đối với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) chính là câu trả lời của nhóm khu vực, vốn được thể hiện rõ ràng trong sự kiện này. Mặc dù khiêm tốn về mặt thực chất, nhưng ASEAN đặt ra mục tiêu tham vọng rõ ràng là biến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành một khu vực hợp tác. Các nguyên tắc trong triển vọng bao gồm các chính sách dựa trên quy tắc, tính minh mạch và tính toàn diện. Điều này có nghĩa là mọi quốc gia đều có thể được tham gia.

Nền tảng của Tầm nhìn AOIP là vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và điều này đã được tất cả các cường quốc công nhận ngay cả trước khi AOIP ra đời vào năm 2019. Sự tham gia của các cường quốc tại nhiều diễn đàn ASEAN, bao gồm cả các cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Diễn đàn Khu vực ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chứng thực vai trò của nhóm trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Cũng như Thủ tướng Lý Hiển Long, trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 vừa qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi lãnh đạo các nước trong khu vực đoàn kết ngay cả khi tồn tại những quan điểm khác nhau.

Vị Tổng thống chia sẻ: “Tôi đã nghe những câu hỏi về việc liệu ASEAN có tan vỡ và mất đi sự đoàn kết hay không và liệu con tàu ASEAN có thể tiếp tục ra khơi hay không. Tôi phải nhắc lại rằng sự đoàn kết của ASEAN vẫn còn nguyên vẹn. Sự đoàn kết không nên được đánh đồng với việc thiếu sự khác biệt về quan điểm”.

Có thể nói rằng, trước những thách thức bên trong và bên ngoài, tính trung tâm và đoàn kết của ASEAN chưa bao giờ quan trọng đến thế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top