Thế giới

Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

ClockThứ Năm, 15/04/2021 18:21
TTH.VN - Vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết rằng nước này sẽ triển khai tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên – những người chịu ảnh hưởng tâm lý gây nên bởi đại dịch COVID-19.

IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏĐại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch hàng khôngMỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tếNhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cho Tokyo vào ngày 21/3Pháp bước vào đợt dịch thứ ba

Trẻ em và thanh thiếu niên Pháp bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề do tác động gây nên bởi đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Connexionfrance/TTXVN/Vietnam+

Theo kế hoạch này, trẻ em và thanh thiếu niên từ 3-17 tuổi sẽ được tham gia 10 buổi trao đổi miễn phí với chuyên gia tâm lý. Chương trình này sẽ diễn ra trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại.

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đại dịch diễn biến phức tạp buộc phải đóng cửa trường học và tạm ngưng các hoạt động ngoài trường học chính là một mất mát đối với những người trẻ tuổi của nước này. Cụ thể, các trường học ở Pháp hiện đang tạm thời đóng cửa trong thời gian dự kiến kéo dài ít nhất 3 tuần. Đây là một phần của chuỗi các biện pháp hạn chế sự gia tăng số ca nhiễm mới.

Trong một ý kiến khác có liên quan, các bác sĩ tâm lý cũng nhận định, sự ra đi của những người thân yêu do COVID-19, cộng với đó là cuộc sống, học tập bị gián đoạn nhiều lần và tương lai mù mịt đã gây ra những tác động tàn phá nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên.

Điều này được minh chứng rõ nhất với sự gia tăng về số ca cấp cứu do rối loạn tâm lý, bao gồm tự tử, tự làm hại bản thân, hoảng loạn...

Trong giai đoạn này, số ca tử vong do COVID-19 ở Pháp đã chạm đỉnh điểm là 100.000 trường hợp, một cột mốc nghiệt ngã dự kiến sẽ bị phá vỡ trong tuần này.

Các bệnh viện trên địa bàn đã tiếp nhận hơn 5.900 ca bệnh nặng, đang được chăm sóc đặc biệt – mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy kể từ đợt bùng dịch đầu tiên vào năm 2020.

Cũng trong dòng tin tức về đại dịch, thành phố Matsuyama, phía Tây Nhật Bản đã hủy bỏ lễ rước đuốc Thế vận hội Tokyo khi các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng vọt trong ngày 14/4 vừa qua, đánh dấu đây là khu vực thứ 2 hủy bỏ sự kiện khi ngày chính thức diễn ra Thế vận hội ngày càng đến gần.

Cụ thể, quyết định này được đưa ra 100 ngày trước khi Thế vận hội Tokyo khai mạc, đi kèm với đó là những lo ngại về khả năng diễn ra của sự kiện, nhất là trong bối cảnh số ca nhiễm ở cả Nhật Bản và nước ngoài đều không có dấu hiệu giảm đi.

Thống đốc tỉnh Ehime, nơi có thành phố Matsuyama của Nhật Bản Tokihiro Nakamura cho biết, các dịch vụ y tế khẩn cấp trong khu vực đang chịu áp lực cực lớn khi số ca nhiễm COVID-19 gia tăng.

Lễ rước đuốc Thế vận hội Tokyo bắt đầu vào ngày 25/3 tại Fukushima và được cho là sẽ đi qua thành phố Matsuyama – quê hương của anh hùng golf Hideki Matsuyama vào ngày 21/4.

Khi tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt, Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Nikai Toshihiro cũng cho biết việc hủy bỏ Thế vận hội năm nay vẫn có thể là một lựa chọn nếu cuộc khủng hoảng sức khỏe này trở nên quá nghiêm trọng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
Return to top