Thế giới

Phát hiện dấu hiệu sự sống ở sao Kim

ClockThứ Ba, 15/09/2020 15:01
TTH.VN - Việc phát hiện ra một loại khí trong bầu khí quyển của hành tinh Sao Kim có thể khiến các nhà khoa học thay đổi cách nhìn nhận về một hành tinh vốn bị bỏ qua từ lâu trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

5 điểm chính trong cuộc gặp thượng đỉnh liên TriềuNghiên cứu tái tạo hiệu ứng mưa kim cương đầu tiên trên Trái đấtViên kim cương "ngôi sao hồng" trở lại sàn bán đấu giáVì sao người dân xứ sở Kim chi nổi giận?

Sao Kim từng được xem là “hành tinh chết” nhưng nay các nhà khoa học đã phát hiện ra khí phosphine – dấu hiệu của sự sống, trong bầu khí quyển của hành tinh này. Ảnh: TTXVN

Trong bầu khí quyển độc hại của hành tinh Sao Kim, các nhà thiên văn học trên Trái đất đã phát hiện ra những dấu hiệu về những gì có thể là sự sống. Nếu khám phá được xác nhận bằng các quan sát bổ sung của kính viễn vọng và các sứ mệnh không gian trong tương lai, nó có thể tập trung sự nghiên cứu của các nhà khoa học về phía một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm.

Các nhà thiên văn học đã báo cáo ngắn gọn về phát hiện này trong 2 bài báo. Họ không hề thu thập các mẫu vi khuẩn sao Kim, cũng như không chụp bất kỳ hình ảnh nào về chúng. Nhưng với những kính thiên văn cỡ lớn, họ đã phát hiện ra một chất hóa học - phosphine (hay dân gian gọi là khí “ma trơi”) - trong bầu khí quyển dày của hành tinh này. Sau nhiều phân tích, các nhà khoa học khẳng định rằng thứ gì đó đang sống là lời giải thích duy nhất cho nguồn gốc của hóa chất này.

TS. Sara Seager, một nhà khoa học hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả của báo cáo cho biết: “Đây là một phát hiện đáng kinh ngạc và ‘nằm ngoài dự đoán’. Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu hơn về khả năng sống trong bầu khí quyển của Sao Kim.”

“Chúng tôi tin rằng đó là một khám phá phi thường,” TS. Clara Sousa-Silva, nhà vật lý thiên văn phân tử tại Đại học Harvard, người có nhiều nghiên cứu tập trung vào phosphine cho biết. Còn TS. Sarah Stewart Johnson, một nhà khoa học hành tinh và là người đứng đầu Phòng thí nghiệm sinh học Johnson tại Đại học Georgetown, chia sẻ: “Thật tuyệt khi tìm thấy nó [phosphine] trên sao Kim,” và nói thêm rằng: “Sao Kim đã bị NASA bỏ qua quá lâu. Đó thực sự là một điều đáng hổ thẹn.”

Trước đây, rất ít nghiên cứu được tập trung vào hành tinh đá này để tìm kiếm sự sống. Thay vào đó, trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống ở những nơi khác, thường là quan sát sao Hỏa và gần đây là ở Europa, Enceladus và các mặt trăng băng giá khác của các hành tinh khổng lồ.

Sao Kim (Venus), được đặt theo tên của nữ thần sắc đẹp của La Mã, có nhiệt độ bề mặt hàng trăm độ và được che phủ bởi những đám mây có chứa các giọt axit sulfuric ăn mòn. Thường được gọi là em song sinh của Trái đất, sao Kim có khối lượng gần bằng Trái đất và là một trong những vật thể đẹp nhất trên bầu trời Trái đất. Nhiều nhà khoa học cho rằng sao Kim đã từng được bao phủ bởi nước và sở hữu bầu khí quyển nơi mà sự sống như chúng ta biết có thể đã phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, không dễ để thực hiện các chuyến khám phá hay nghiên cứu chuyên sâu về hành tinh này, mặc dù điều đó không có nghĩa là con người chưa thử. Các chương trình không gian đã thử hàng chục sứ mệnh robot tới sao Kim, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu của Liên Xô. Nhưng hành tinh này ăn mòn kim loại. Chỉ trong vài phút, các con tàu vũ trụ sẽ bị tan chảy và nghiền nát khi hạ cánh xuống đó. Trong tất cả những nỗ lực đó, chỉ có hai con tàu kịp chụp được trực tiếp hình ảnh bề mặt của hành tinh này.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Một nhà khoa học Trường đại học Nông Lâm được nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO

Theo thông tin từ Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế, chiều 25/11, Chương trình L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tổ chức trao giải thưởng cho ba nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam sau 2 năm bị gián đoạn vì COVID-19, trong đó có PGS.TS Phan Thị Phương Nhi, Phó Trưởng khoa Nông học, phụ trách Khoa học & Hợp tác Quốc tế, Khoa Nông học của nhà trường.

Một nhà khoa học Trường đại học Nông Lâm được nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO
Gần 200 nhà khoa học tham dự diễn đàn về toán học lớn nhất khu vực

Sáng 25/8, Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế tổ chức khai mạc hội nghị Toán học Miền Trung và Tây Nguyên lần thứ tư. Hội nghị là diễn đàn lớn nhất của các nhà toán học và giáo dục toán học khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, được tổ chức hai năm một lần.

Gần 200 nhà khoa học tham dự diễn đàn về toán học lớn nhất khu vực
Return to top