Thế giới

Phát thải dầu và khí đốt toàn cầu có thể cao gấp 3 lần con số được báo cáo

ClockThứ Năm, 10/11/2022 10:58
TTH.VN - Theo một dự án giám sát vệ tinh được khởi động hôm qua (9/11), lượng khí thải làm nóng hành tinh từ sản xuất dầu và khí đốt có thể cao gấp 3 lần so với con số được báo cáo, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết.

COP27 bàn bồi thường cho các nước đang phát triển

Phát thải dầu và khí đốt toàn cầu có thể cao gấp 3 lần con số được báo cáo. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 của LHQ đang diễn ra ở Ai Cập, công cụ mới này đã xác định chính xác hơn 70.000 địa điểm xả khí thải vào khí quyển.

Dự án do một nhóm các tổ chức nghiên cứu, tổ chức từ thiện và công ty điều hành, giám sát các địa điểm trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, sản xuất năng lượng, nông nghiệp, giao thông, rác thải và khai thác mỏ.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu từ hơn 300 vệ tinh, cũng như hàng nghìn cảm biến trên đất liền và trên biển, bộ giám sát Climate TRACE phát hiện ra rằng 14 nguồn phát thải lớn nhất đều là các địa điểm khai thác dầu và khí đốt. Trong số đó, nguồn phát thải lớn nhất hành tinh là lưu vực Permian ở Texas - một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới - cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, người sáng lập dự án cho biết.

“Với dữ liệu mới về khí metan và pháo sáng mặt đất (sự đốt cháy khí tự nhiên không mong muốn từ các giếng dầu và khí đốt…), chúng tôi ước tính rằng lượng khí thải thực tế cao hơn gấp ba lần so với những gì đã được báo cáo”, ông Gore nói.

Khí metan, được thải ra do rò rỉ từ các cơ sở lắp đặt nhiên liệu hóa thạch, cũng như từ các nguồn khác do con người gây ra như gia súc và bãi chôn lấp, là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho đến nay.

Năm ngoái, hàng chục quốc gia đã cam kết hành động để cắt giảm ô nhiễm do khí nhà kính.

Ông Gore, người đoạt giải Nobel Hòa bình vì các hỗ lực ủng hộ khí hậu, cho biết mỗi năm lại có thêm 500 nguồn phát thải lớn được xác định ở Mỹ - và một nửa ô nhiễm là từ các nhà máy điện.

Tất cả dữ liệu từ dự án đều có sẵn trực tuyến miễn phí tại climatetrace.org để tăng “tính minh bạch, hợp tác và trách nhiệm giải trình đối với hành động khí hậu”, ông Gore nói thêm.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã chỉ trích lượng khí metan khổng lồ rò rỉ từ các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ước tính lượng khí bị thất thoát trong năm ngoái trên toàn cầu gần như tương đương với tất cả lượng khí được sử dụng trong ngành điện của châu Âu.

Hồi tháng 10, NASA cho biết, một chùm khí mêtan dài khoảng 3,3 km đã được phát hiện ở phía đông nam Carlsbad, New Mexico, trong lưu vực Permian.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ mới đối với môi trường, nhà nghiên cứu Sasha Luccioni mới đây cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh - một dạng AI có thể tạo ra nhiều loại nội dung và ý tưởng khác nhau) sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”
Return to top