Thế giới
Fitch Solutions:

Phong tỏa chống dịch ở Việt Nam có thể giữ giá cà phê “tương đối cao” cho đến năm 2022

ClockThứ Sáu, 17/09/2021 14:50
TTH.VN - Tổ chức Fitch Solutions cho biết, việc Việt Nam áp dụng lệnh phong tỏa để chống dịch đã hạn chế nguồn cung cà phê toàn cầu và giá cà phê có thể vẫn được giữ ở mức “tương đối cao” cho đến năm 2022.

Tiêu dùng trong nhà thúc đẩy doanh số bán hàng mùa lễ hộiViệt Nam-Canada nỗ lực khai thác hiệu quả CPTPP thời hậu COVID-19Việt Nam tăng điểm về môi trường kinh doanhViệt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư-quốc phòngLG Electronics lên kế hoạch dời dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh sang Việt Nam

Giá cà phê vẫn có thể sẽ ở mức tương đối cao cho đến năm 2022. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Lao động

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Song hiện đất nước đang phải chống chọi với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tề nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chính việc phong tỏa tạm thời trung tâm xuất khẩu là thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra sự gián đoạn lớn đến các chuyến hàng cà phê, cũng như nhiều mặt hàng khác xuất khẩu ra nước ngoài.

Trích dẫn dữ liệu hải quan, Reuters đưa tin, trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm 8,7% so với tháng 7, xuống còn 111.697 tấn. Từ tháng 1 đến tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê - thấp hơn 6,4% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu cà phê lại tăng 2% lên khoảng 2 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và sản lượng ở các nước sản xuất cà phê hàng đầu không được cao đã thúc đẩy giá cà phê toàn cầu tăng cao. Theo dữ liệu của Refinitiv, giá cà phê arabica kỳ hạn đã tăng 45,8% trong năm nay, trong khi giá cà phê robusta kỳ hạn tăng 52,2%.

Trong khi đó, tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đã trải qua những đợt thời tiết cực đoan như hạn hán và lạnh sâu đến đóng băng làm thiệt hại mùa màng.

Thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến thu hoạch cà phê của Colombia và sự xuất hiện của biến thể COVID-19 “Mu” ở nước này có thể dẫn đến những hạn chế kéo dài, cộng thêm tình trạng thiếu lao động khiến tiến trình xuất khẩu cà phê ở đây trở nên tồi tệ hơn, Fitch Solutions thông tin.

Liên quan đến những yếu tố thúc đẩy giá cà phê tăng, có thể kể đến do nhu cầu tăng. Với điều này, Fitch Solutions giải thích thêm trong báo cáo rằng nhu cầu, ít nhất là ở châu Âu và Mỹ sẽ tăng lên trong những tháng tới, khi việc dỡ bỏ các hạn chế chống dịch COVID-19 diễn ra, cho phép các nhà hàng cà phê mở cửa trở lại.

Trước tình hình như hiện nay, Công ty tư vấn Fitch Solutions đã nâng dự báo trong năm 2021 đối với giá cà phê arabica trung bình từ 1,35 USD/pound lên 1,60 USD/pound. Giá dự báo cho năm 2022 cũng được điều chỉnh từ 1,25 USD/pound lên 1,50 USD/pound.

Bất chấp tình hình diễn biến dịch ở Việt Nam vẫn còn đang rất phức tạp, song với những nỗ lực của chính quyền, nhà nước và người dân, Fitch Solutions cho biết, những hạn chế đưa ra để chống dịch COVID-19 có thể sớm được dỡ bỏ dần dần. Do đó, sự gián đoạn đối với tiến trình sản xuất cà phê của Việt Nam nhiều khả năng sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đối với các quốc gia khác, đơn cử như Brazil, sản lượng cà phê của Brazil cũng sẽ phục hồi “khá nhanh” với điều kiện thời tiết bất lợi sẽ không quay trở lại.

Kết hợp những yếu tố trên, khả năng nguồn cung toàn cầu có thể bắt đầu phục hồi trong niên vụ 2022/2023, với giá cà phê arabica trung bình hằng năm giảm xuống còn 1,20 USD/pound vào năm 2023.

Fitch Solutions cho hay: “Các chương trình hỗ trợ đang được thực hiện bởi chính phủ sẽ giúp tiến trình sản xuất ở nhiều nhà sản xuất cà phê chủ chốt trong khu vực châu Á và Mỹ Latinh, bao gồm Colombia và Việt Nam”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top