Thế giới

Việt Nam tăng điểm về môi trường kinh doanh

ClockThứ Sáu, 25/10/2019 07:30
Trong báo cáo năm nay, WB xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 10 tiêu chí - thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, tiếp cận tín dụng, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Thực trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì đáng báo động ở Việt NamThứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Kartapolov thăm Việt NamThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thủ đô Tokyo dự lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản NaruhitoThe ASEAN Post: Thanh thiếu niên Việt Nam cần nâng cao kỹ năngViệt Nam là “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầuPhó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp xúc song phương tại CubaTả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

Tính theo thang điểm 100 thì số điểm về môi trường kinh doanh của Việt Nam đều tăng dần qua các năm. Cụ thể, theo báo cáo trên, Việt Nam đạt 69,8 điểm so với 68,6 điểm hồi năm ngoái. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng sau 4 nước, gồm Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 12), Thái Lan (thứ 21) và Brunei (thứ 66).

Một xí nghiệp may ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh Reuters

Theo báo cáo, Việt Nam có 5 chỉ số tăng hạng, gồm thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng và nộp thuế. Trong đó, tiếp cận tín dụng và nộp thuế là 2 chỉ số tăng điểm mạnh nhất được WB đánh giá cao. So với báo cáo năm ngoái, chỉ số nộp thuế tăng 6,1 điểm lên 69 điểm nhờ việc nâng cấp hạ tầng thông tin của Tổng cục Thuế, hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng hơn. Trong khi đó, chỉ số tiếp cận tín dụng tăng 5 điểm do khả năng tiếp cận thông tin tín dụng được cải thiện bằng cách phân phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ.

10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh cải thiện nhiều nhất là Ả Rập Saudi, Jordan, Togo, Bahrain, Tajikistan, Pakistan, Kuwait, Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria. Theo nghiên cứu của WB, 115 nền kinh tế trên thế giới đã tiến hành 294 chương trình cải cách trong năm vừa qua để giúp việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. 

Trong số này, các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tiến hành 33 chương trình cải cách về môi trường kinh doanh. Mặc dù nhiều nền kinh tế trong khu vực được đánh giá có môi trường thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tiêu chuẩn toàn cầu nhưng xét về tổng thể, tốc độ cải cách nói chung đang chậm lại.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Xưởng may áo giáo viên mầm non Hệ Thống Két Sắt Chính Hãng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top