Thế giới

Việt Nam-Canada nỗ lực khai thác hiệu quả CPTPP thời hậu COVID-19

ClockThứ Sáu, 04/12/2020 10:07
Ông Arvind Vijh, Phụ trách Văn phòng Quốc tế Deloitte Canada, cho rằng các doanh nghiệp Canada cần nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại Việt Nam...

Anh thông báo ý định gia nhập Hiệp định CPTPP11 quốc gia thành viên CPTPP cân nhắc tổ chức hội nghị trực tuyến

Đại sứ Việt Nam tại Canada Phạm Cao Phong. (Ảnh: TTXVN/phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ngày 3/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam tổ chức hội thảo “Giao thương Việt Nam​-Canada trong CPTPP: Đường hướng và khuyến nghị cho thời hậu COVID-19.” Hội thảo có sự tham gia của khoảng 70 đại biểu.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Canada Phạm Cao Phong nhấn mạnh việc Việt Nam chủ động tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay từ đầu là minh chứng cho cam kết của Chính phủ Việt Nam mong muốn đẩy mạnh chương trình cải cách thể chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc tham gia các FTA, trong đó có CPTPP, thúc đẩy năng lực sản xuất chế tạo cũng như hoạt động thương mại xuyên biên giới của Việt Nam.

Trong quan hệ với Canada, Đại sứ Phạm Cao Phong lưu ý giao dịch hàng hóa giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh. Việt Nam xuất khẩu điện thoại di động, hàng dệt may, giày dép, hải sản và đồ gỗ đến Canada, trong khi nhập khẩu từ Canada các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và đậu tương, khoáng sản, hóa chất, máy móc và thiết bị cơ khí. Đặc biệt, ngày càng có nhiều doanh nhân Canada coi Việt Nam là điểm đến hứa hẹn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận và tìm “đáp án” cho các câu hỏi như làm thế nào để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng to lớn của CPTPP khi các chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc trong đại dịch COVID-19, làm thế nào để các doanh nghiệp hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cần làm gì để khuyến khích các doanh nghiệp Canada đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam...

Bà Cindie-Ève Bourassa, Giám đốc phụ trách đa dạng hóa thương mại và xúc tiến FTA thuộc Bộ Các vấn đề toàn cầu của Canada chia sẻ quan điểm chung của các đại biểu, cho rằng đại dịch COVID-19 đang tạo ra những thách thức lớn đối với chuỗi cung ứng nhưng hệ thống thương mại thế giới với các thỏa thuận như CPTPP đã thể hiện được tầm quan trọng của mình.

CPTPP là một hiệp định “thế hệ mới”, mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh và đầu tư thông qua việc cắt giảm mạnh thuế quan tại thị trường khổng lồ có tới 500 triệu dân, nắm giữ 13% GDP toàn cầu và 15% giao dịch thương mại của thế giới.

CPTPP đã đi vào thực thi trong gần 2 năm qua, không chỉ thúc đẩy thương mại mà còn xóa bỏ các rào cản phi thuế quan và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư Canada có năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần, như dầu khí, cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch. Giáo dục cũng được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng để hai nước đẩy mạnh hợp tác trong bối cảnh Việt Nam hiện chi khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho du học và ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam quan tâm đến chương trình giảng dạy của Canada.

Ông Arvind Vijh, Phụ trách Văn phòng Quốc tế Deloitte Canada, cho rằng các doanh nghiệp Canada cần nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, quốc gia không chỉ là thành viên của CPTPP mà còn tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và là một thành viên của ASEAN.

Ông Vijh khuyến nghị các doanh nghiệp Canada có thể đưa Việt Nam trở thành một cơ sở cung ứng cho các thị trường đang phát triển nhanh ở châu Á trong bối cảnh các chuỗi cung ứng có xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Việt Nam, một trung tâm FTA ở châu Á-Thái Bình Dương, và Canada đã chứng kiến kim ngạch trao đổi thương mại song phương không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi CPTPP có hiệu lực.

Năm 2019, giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm 2018. Năm nay, thương mại song phương dự kiến sẽ tăng 10% so với năm ngoái và Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN kể từ năm 2015./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch đường sông ở Huế phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Thiếu dịch vụ, hạ tầng giao thông, thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông là những trở lực khiến du lịch đường sông chưa thể bứt phá.

Khai thác tiềm năng du lịch đường sông
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top