Thế giới

Ra mắt Viện Đô thị giúp giải quyết vấn đề của các thành phố châu Á

ClockThứ Năm, 18/01/2024 15:59
TTH.VN - Theo The Headlines of Today ngày 18/1, Đại học Quản lý Singapore (SMU) vừa ra mắt Viện Đô thị mới, nhằm thực hiện nghiên cứu về các thành phố trong khu vực châu Á, hướng đến việc giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng cũ kỹ.

Thành phố châu Á thăng hạng trong danh sách “100 điểm đến thành phố hàng đầu”Cần hành động hợp tác để đảm bảo tương lai đô thị

 Người dân đi bộ trên một con đường ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, đơn vị này sẽ tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để tiến hành công tác nghiên cứu về các thành phố đô thị ở Singapore và Đông Nam Á.

Chủ tịch SMU, ông Piyush Gupta lưu ý, các thành phố đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, từ sự thay đổi nhân khẩu học do di cư, cho đến nhu cầu tiếp cận giáo dục và việc làm gia tăng. Đơn vị mới sẽ xây dựng một trung tâm để các nhà quy hoạch đô thị, nhà thiết kế, nhà kinh tế, nhà khoa học xã hội và nhà hoạch định chính sách cùng nhau làm việc để tìm kiếm các giải pháp.

Ông Piyush Gupta nói thêm, các nghiên cứu được thực hiện sẽ không chỉ dành cho giới học thuật, mà còn dành cho các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp.

Viện Đô thị sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực nghiên cứu. Theo đó, trụ cột cuộc sống đô thị sẽ tìm hiểu điều gì khiến một thành phố trở nên đáng sống, và việc tạo dựng địa điểm có thể góp phần cải thiện sự đa dạng và sự sống động của thành phố như thế nào.

Trụ cột tăng trưởng đô thị sẽ xem xét các chiến lược để tiếp cận công bằng những dịch vụ đô thị, chẳng hạn như nhà ở và cơ hội việc làm, cùng nhiều dịch vụ khác.

Đối với trụ cột cơ sở hạ tầng đô thị, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét những chủ đề, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng cứng - vật liệu - và cơ sở hạ tầng mềm như các hạn chế về xã hội hoặc quy định ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển đô thị. Viện cũng có kế hoạch hợp tác với các trường đại học toàn cầu và những tổ chức nghiên cứu chuyên thực hiện công tác nghiên cứu về các thành phố.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times & The Headlines of Today)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top