Thế giới

RCEP - Ví dụ điển hình cho hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắc

ClockThứ Hai, 30/05/2022 10:48
TTH.VN - Hãng tin Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là ví dụ điển hình nhất về một hệ thống thương mại toàn diện, cởi mở và dựa trên quy tắc.

Quan hệ thân thiện gắn kết Trung Quốc – ASEAN là nền tảng cho tương lai thịnh vượngASEAN ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp Ấn ĐộCác hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho CampuchiaTrung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vựcNhờ RCEP, Trung Quốc được hưởng lợi lớn khi xuất khẩu hàng hóa

Hiệp định thương mại tự do RCEP mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia nói riêng và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Ảnh minh họa: NLD/VTV news

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP bao gồm 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác thương mại là Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Trong bài phát biểu qua video gửi đến Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á, Thủ tướng Hun Sen cho rằng các nước châu Á nên làm việc song song nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực cởi mở, minh bạch, toàn diện, bổ sung cho nhau và cùng nhau có lợi.

Theo Thủ tướng Campuchia Hun Sen: “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là ví dụ điển hình nhất về một hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắc, phản ánh nguyện vọng và cam kết thực sự của các nước tham gia nhằm tăng cường hợp tác khu vực”.

Ông nói thêm: “Về vấn đề này, chúng ta cần tiếp tục và nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy các sáng kiến và hợp tác khu vực khác nhằm tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của châu Á”.

Các quốc gia cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc về “hợp tác đa phương và hợp tác quốc tế dựa trên luật lệ”, đồng thời cho rằng châu Á phải tiếp tục duy trì hai nguyên tắc này.

“Chúng ta không được để bất kỳ quốc gia nào bị cản trở trong nỗ lực phát triển của mình, bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt, cấm vận đơn phương, hoặc các biện pháp kinh tế cưỡng chế khác vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như các nguyên tắc và mục đích cốt lõi được quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.

Vị lãnh đạo cho rằng, tất cả các quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp và tôn trọng sinh kế, truyền thống, phong tục và lịch sử của nhau. Đó là những giá trị cao nhất trong việc đảm bảo sự phát triển toàn cầu bền vững và toàn diện.

Cần tiếp tục duy trì và tăng cường sự thống nhất, đoàn kết của châu Á giữa các quốc gia thành viên trong khu vực, bởi đó là chìa khóa để thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Trong một ý kiến có liên quan, Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia (IRIC) cho rằng, hiệp định thương mại tự do RCEP là hợp tác thương mại đa phương và cấu trúc của nó thực sự mang lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia, bởi tất cả sẽ được điều chỉnh theo những quy tắc thương mại giống nhau.

Theo Giám đốc, RCEP là hiệp định thương mại tự do khu vực tham vọng nhất ở châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nền kinh tế châu Á thành một cực kinh tế cốt lõi nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ và những tác động tiêu cực lan rộng của căng thẳng thương mại.

Bên cạnh đó, RCEP là công cụ để lật đổ chủ nghĩa đơn phương đang leo thang, bởi nó đang kéo tất cả các hiệp định thương mại tự do song phương vào một lĩnh vực kinh tế, dưới một phán quyết thương mại chung.

Là khối thương mại lớn nhất thế giới, RCEP đã thiết lập một thị trường bao phủ 2,2 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp trị giá 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 28% thương mại toàn cầu.

Hiệp định sẽ loại bỏ 90% thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các bên tham giá ký kết trong vòng 20 năm tới.

Thong Mengdavid, một nhà nghiên cứu tại Viện Tầm nhìn châu Á có trụ sở tại Phnom Penh cho biết, hiệp định này tạo cơ hội cho các nước trong khu vực bảo vệ tự do hóa thương mại và thúc đẩy hội nhập kinh tế, yếu tố vốn là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

“Sự thành công của RCEP đóng vai trò như một hình mẫu cho chủ nghĩa đa phương và là hi vọng cho sự hợp tác và kết nối kinh tế xuyên khu vực trong thời kỷ hậu đại dịch”, nhà nghiên cứu Thong Mengdavid nhận xét.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top