Thế giới

Reuters: Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á vượt mốc 100 triệu

ClockThứ Tư, 30/03/2022 21:01
TTH.VN - Theo thống kê của Reuters, tính đến hôm nay (30/3), số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á đã vượt mốc 100 triệu ca, trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới, trong đó chủ yếu là biến thể phụ BA.2 của Omicron.

Biến thể Omicron có thể là đòn giáng tiếp theo đối với chuỗi cung ứngReuters: Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu ca tử vong vì COVID-19Reuters: Châu Âu trở thành khu vực đầu tiên vượt mốc 50 triệu ca nhiễm COVID-19

Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, với mức kỷ lục hơn 420.000 ca nhiễm mới trong ngày 30/3. Ảnh: Yonhap/Laodong

Phân tích của Reuters cho thấy cứ mỗi 2 ngày, khu vực này lại ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc COVID-19. Là khu vực có hơn một nửa dân số thế giới, châu Á hiện chiếm khoảng 21% tổng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo trên toàn cầu.

Trong những tuần gần đây, biến thể phụ BA.2 rất dễ lây lan nhưng ít gây chết người của chủng Omicron đã khiến số ca nhiễm tăng mạnh ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.2 hiện đại diện cho gần 86% tổng số ca nhiễm đã được giải trình tự gen.

Cũng theo Reuters, Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới về số ca mắc mới trung bình hằng ngày, chiếm 1/4 số ca nhiễm được báo cáo trên toàn cầu mỗi ngày. Dù số ca nhiễm mới đã chững lại kể từ đầu tháng 3, nước này vẫn ghi nhận trung bình hơn 300 trường hợp tử vong mỗi ngày, khiến các nhà chức trách phải yêu cầu các lò hỏa táng trên toàn quốc kéo dài thời gian làm việc. 

Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 ở Thượng Hải, chủ yếu do biến thể phụ BA.2 của Omicron1 khiến chính quyền thành phố phải áp đặt lệnh phong toả tại một số khu vực của trung tâm tài chính này. Hôm 28/3, thành phố đã tiến hành phong tỏa 2 giai đoạn đối với 26 triệu cư dân, hạn chế việc di chuyển qua các cây cầu và đường cao tốc để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Kể từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã báo cáo hơn 45.000 ca nhiễm COVID-19 mới, cao hơn tổng số ca bệnh được báo cáo trong cả năm 2021. Mặc dù Trung Quốc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 90% dân số, nhưng những người cao tuổi vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường đầy đủ, khiến họ đối mặt với nguy cơ tái nhiễm cao.

Mặc dù Trung Quốc đang bám sát kế hoạch ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn khi phải đối mặt với biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao.

Reuters cũng cho biết chỉ riêng ở Ấn Độ, hơn 43 triệu bệnh nhân COVID-19 đã được báo cáo, chiếm hơn 40% tổng số ca nhiễm trên toàn châu Á và cũng nhiều hơn tổng số ca nhiễm của cả 3 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề tiếp theo trong khu vực. Tuy nhiên, trong 11 ngày qua, Ấn Độ báo cáo chưa tới 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh dịch tháng 1 vừa qua, với trung bình hơn 300.000 ca nhiễm/ngày.

Đầu tháng 3, châu Á đã vượt mốc 1 triệu ca tử vong liên quan đến COVID-19. Hiện đã có 1,027,586 triệu ca tử vong liên quan đến COVID trên khắp lục địa, theo dữ liệu của Reuters.

Đáng chú ý, hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19 đối với biến thể phụ BA.2 của chủng Omicron được cho là thấp hơn khi so với các biến thể trước đó như Alpha hay Delta. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người đã từng nhiễm các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 trước đó vẫn có nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top