Thế giới

Sầu riêng Việt Nam, Philippines từng bước lấn sân vào thị trường Trung Quốc

ClockThứ Ba, 23/01/2024 06:37
TTH - Theo một bài phân tích trên SCMP, lượng nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đã tăng vọt trong năm ngoái, nhưng nhà cung cấp sầu riêng chính của nước này là Thái Lan đã mất bớt thị phần khi Trung Quốc mở rộng sự lựa chọn, cho phép nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam và Philippines.

Báo Thái Lan: Sầu riêng Việt có lợi thế vào thị trường Trung Quốc hơn sầu riêng TháiSầu riêng mang kỳ vọng đột phá về xuất khẩu trái cây Việt Nam

 Sầu riêng Việt Nam được làm sạch để đóng gói xuất khẩu. Ảnh: Tuoitre

Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, nước này đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng trong năm 2023, tăng 69% so với một năm trước.

Tỷ trọng của Thái Lan trong lượng hàng nhập khẩu này, tính theo USD, đã giảm từ gần 100% vào năm 2021 xuống còn 95,36% vào năm 2022. Và đến cuối năm 2023, Thái Lan chỉ còn nắm giữ 67,98% thị phần nhập khẩu sầu riêng vào Trung Quốc.

Theo SCMP, Việt Nam đã bắt đầu chiếm lĩnh thị phần của Thái Lan sau khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sầu riêng tươi của Việt Nam từ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cửa Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ mức gần bằng 0 lên 4,6%, đạt 188,1 triệu USD vào năm 2022 và tăng vọt lên 31,8% vào năm ngoái với tổng giá trị là 2,1 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp sầu riêng lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc nhưng đứng đầu về tốc độ tăng trưởng.

Được biết, Việt Nam đang đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là 3,5 tỷ USD trong năm nay - tăng 55% so với năm ngoái - bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) mới đây cho biết, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trên toàn thế giới đạt 4,9% về khối lượng vào năm 2022 với 40,88 triệu kg, trong khi thị phần này của Việt Nam vào năm 2021 chiếm chưa tới 1%.

Sầu riêng đã trở thành món ăn được ưa chuộng đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Mặc dù bị một số người chê nặng mùi, loại trái cây này vẫn có giá cao và thu hút được một lượng lớn người yêu thích, thậm chí những người này còn mệnh danh sầu riêng là “vua của các loại trái cây”.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung tại Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, nhiều nông dân Việt Nam đã mua thiết bị mới để chuyển sang trồng sầu riêng. Theo ông, “nông dân Việt Nam biết cách luân canh cây trồng và kéo dài thời gian thu hoạch. Sầu riêng được coi là cây trồng mang lại lợi nhuận cao ở Việt Nam và có thể mang lại nhiều lợi ích. Nông dân biết cách tối đa hóa cơ hội của mình”.

Cùng với Việt Nam, sầu riêng Philippines cũng đã giành được một thị phần nhỏ ở Trung Quốc. Tháng 1/2023, Trung Quốc đồng ý bắt đầu nhập khẩu sầu riêng tươi của Philippines, và trong 6 tháng đầu năm đó, xuất khẩu sầu riêng của Philippine sang Trung Quốc đã đạt 1,88 triệu USD.

Dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, Philippines chiếm 0,2% thị phần nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc vào năm ngoái, tính theo giá trị đồng USD.

Công ty tư vấn eManagement for Business and Marketing Services có trụ sở tại Manila tiết lộ rằng, nông dân Philippines trồng sầu riêng vẫn ưu tiên thị trường nội địa và chỉ xuất khẩu phần dư thừa.

Trước sức hấp dẫn của thị trường sầu riêng Trung Quốc, công ty xuất khẩu Malaysia DKing cho biết, các nhà xuất khẩu sầu riêng ở Malaysia đang thúc đẩy một thỏa thuận trong năm nay để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Malaysia hiện chỉ được phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc.

Nhận định về thị trường sầu riêng Trung Quốc, ông Sam Sin - Giám đốc phát triển tại S&F Produce Group ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng “nguồn cung không bao giờ đủ cho Trung Quốc. Hiện tại, thị trường khá phát triển ở các thành phố cấp 1 và cấp 2, nhưng chưa phát triển ở các thành phố cấp 3 hay thậm chí là cấp 4, cấp 5”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ SCMP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Philippines: Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009

Giá gạo tại Philippines đã tiếp tục tăng trong tháng 1 vừa qua bất chấp lạm phát tổng thể chậm lại, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ làm xu hướng này trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Philippines Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
Return to top