Thế giới

Seoul dẫn đầu châu Á về các giao dịch bất động sản

ClockThứ Năm, 05/11/2020 14:46
TTH.VN - Hãng tin The Edge Markets ngày 5/11 cho hay, thủ đô Seoul của Hàn Quốc vừa nổi lên trở thành thị trường hàng đầu của châu Á về các giao dịch bất động sản văn phòng và bán lẻ, sau khi kiểm soát đại dịch COVID-19.

Đầu tư bất động sản toàn cầu giảm 33%Châu Á - Thái Bình Dương giữ vị thế vượt trội về đầu tư bất động sản

Đường phố ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo Hãng Nghiên cứu Thị trường Bất động sản Real Capital Analytics, tổng số các giao dịch văn phòng tại Seoul đạt gần 9 tỷ USD trong năm nay tính đến tháng 9, cao hơn mức 7,7 tỷ USD ở Tokyo (Nhật Bản), thị trường dẫn đầu trước đó của khu vực, và Thượng Hải (Trung Quốc) ở mức 4,8 tỷ USD. Ngoài ra, Seoul cũng đứng đầu về các giao dịch bất động sản bán lẻ, tiếp sau đó là Quảng Châu (Trung Quốc) và Tokyo.

Nhóm nghiên cứu của Real Capital Analytics nhận định trong một báo cáo: “Có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi đang diễn ra. Các giao dịch tại thời điểm này lớn hơn so với năm ngoái, trong khi các nền kinh tế cũng đã được mở cửa trở lại một cách ổn định".

Hoạt động kinh doanh trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 38% trong quý III so với một năm trước đó, mức giảm này nhỏ hơn so với mức giảm 43% của châu Âu, và 57% ở Hoa Kỳ, nơi đại dịch vẫn đang tiếp tục hoành hành. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu châu Á với 6,8 tỷ USD trị giá các giao dịch trong quý III, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các số liệu từ khu vực châu Á cũng cho thấy, nhu cầu liên tục đối với văn phòng và các trung tâm mua sắm, bất chấp những dự báo rằng COVID-19 sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi không thể đảo ngược về làm việc từ xa và thương mại điện tử. Đợt bùng phát đại dịch ở Hàn Quốc đạt đỉnh điểm hồi đầu tháng 3. Quốc gia với dân số hơn 50 triệu người này đã xác nhận 26.925 trường hợp nhiễm COVID-19, và 474 trường hợp tử vong, theo số liệu thống kê từ Đại học Johns Hopkins.

Bên cạnh đó, các hãng theo dõi bất động sản toàn cầu khác cũng cho thấy sức mạnh ở châu Á, nơi các biện pháp như đeo khẩu trang và truy vết tiếp xúc đã giúp đưa COVID-19 vào tầm kiểm soát, ngay cả ở những trung tâm đô thị đông đúc. CBRE Group Inc. báo cáo, các giao dịch trong quý III đã giảm 25,6% so với một năm trước đó ở châu Á, trong khi giảm 33,4% ở châu Âu và 59,5% ở châu Mỹ.

Hoạt động kinh doanh có sự khác nhau đáng kể, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà một quốc gia bị tác động bởi đại dịch. Các biện pháp phong toả ở Sydney và Melbourne đã dẫn đến sự sụt giảm 61% các giao dịch trong quý III của Australia. Trong khi đó tại Đài Loan, khối lượng các giao dịch tăng 168% so với một năm trước đó. Ở Hàn Quốc, một loạt các giao dịch trị giá 9,3 tỷ USD đã được xây dựng vào tháng 9, lớn hơn tổng khối lượng các giao dịch được ghi nhận trong quý IV năm 2019.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán vẫn bị cản trở bởi các biện pháp hạn chế đi lại do COVID-19 gây ra, làm hạn chế khả năng của các nhà đầu tư quốc tế trong việc xem xét tài sản hay thương lượng trực tiếp.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top