Thế giới

Singapore hợp tác với 6 quốc gia để duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu

ClockThứ Năm, 26/03/2020 08:27
TTH.VN - Singapore sẽ hợp tác chặt chẽ với 6 quốc gia khác nhằm xác định và giải quyết những gián đoạn thương mại do đại dịch COVID-19 gây ra, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng của các mặt hàng thiết yếu.

1/3 dân số toàn cầu bị “cô lập” để chống dịch COVID-19Cần “nỗ lực toàn cầu” để giải quyết khủng hoảng kinh tế leo thang do COVID-19Hành khách từ Đông Nam Á đến Singapore sẽ phải tự cách lyCOVID-19: Lý giải tâm lý hoảng loạn mua hàng

Người dân Singapore đeo khẩu trang để phòng tránh sự lây nhiễm của dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố chung của các Bộ trưởng được công bố ngày 25/3, những quốc gia bao gồm Australia, Canada, Chile, New Zealand, Myanmar và Brunei cho biết, họ sẽ đảm bảo các tuyến thương mại qua đất liền, trên không và trên biển vẫn duy trì mở cửa đối với các dòng hàng hóa và vật tư thiết yếu.

"Chúng tôi nhận thấy rằng, lợi ích chung của chúng tôi là đảm bảo các tuyến thương mại vẫn mở cửa", tuyên bố chung do Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đưa ra cho hay.

"Chúng tôi cam kết hợp tác với tất cả các quốc gia có cùng chí hướng để đảm bảo thương mại tiếp tục lưu thông mà không bị cản trở, và các cơ sở hạ tầng quan trọng như hàng không và cảng biển của chúng tôi vẫn mở cửa để hỗ trợ khả năng tồn tại và sự toàn vẹn của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu", tuyên bố chung nói thêm.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh các hãng vận tải hàng hóa trên khắp thế giới đang phải vật lộn để vận chuyển các loại hàng hóa bằng đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không, giữa lúc đại dịch COVID-19 buộc các Chính phủ phải áp dụng những biện pháp phong toả, tác động đến nguồn cung cấp những sản phẩm quan trọng bao gồm cả thuốc men. Việc tích trữ và hoảng loạn mua hàng của người tiêu dùng cũng đang gây thêm sự căng thẳng đối với các nguồn cung.

Phát biểu sau khi tuyên bố chung được công bố, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Chan Chun Sing nhận định: "Các quốc gia phải hợp tác và đoàn kết với nhau trong cuộc chiến chống lại virus này. Là một quốc gia tự hào về sự cởi mở và kết nối mạnh mẽ, Singapore cam kết kết hợp những đối tác có cùng chí hướng để duy trì kết nối chuỗi cung ứng và thương mại, và sẽ tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực trong lĩnh vực này”.

Ông Chan Chun Sing cũng lên tiếng hoan nghênh nhiều quốc gia "cùng tham gia trong nỗ lực này"; đồng thời cho rằng, điều đó sẽ thúc đẩy đáng kể các nỗ lực nhằm duy trì chuỗi cung ứng mở cửa và kết nối.

Trong một động thái liên quan, phát ngôn viên của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore lưu ý: “Tuyên bố chung là một tín hiệu kịp thời và an tâm đối với quốc tế và trong nước. Singapore hy vọng rằng, tuyên bố cũng sẽ xúc tác những kết quả cụ thể trong số các quốc gia tham gia, chẳng hạn như cố gắng không áp đặt kiểm soát xuất khẩu, cũng như xác định và giải quyết những gián đoạn thương mại, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu”.

Được biết, tuyên bố chung của các Bộ trưởng được đưa ra từ một sáng kiến ​​của Singapore, nhằm duy trì kết nối thương mại và duy trì các chuỗi cung ứng để đối phó với sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuyên bố được thực hiện theo sau động thái hồi tuần trước của Singapore và New Zealand nhằm khẳng định cam kết của họ trong việc đảm bảo các chuỗi cung ứng vẫn mở cửa và kết nối.

"Những quyết định được đưa ra trong ngày hôm nay sẽ có tác động lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu khi tình hình trở nên ổn định. Mặc dù những thách thức ngắn hạn là có thật và nghiêm trọng, với tư cách là những Chính phủ có trách nhiệm, chúng tôi phải tiếp tục theo dõi tương lai và những gì nó sẽ mang lại cho các doanh nghiệp và người dân của chúng tôi sau khi virus bị đánh bại", Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top