Thế giới

Singapore sẵn sàng tăng trưởng hơn nữa khi nhu cầu toàn cầu chuyển sang ASEAN

ClockThứ Bảy, 11/06/2022 07:13
TTH.VN - Các diễn giả cho biết, nền kinh tế Singapore đang sẵn sàng mở rộng khi nhu cầu chuyển dịch toàn cầu sang các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), phần lớn do gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột địa chính trị và ảnh hưởng từ chính sách Zero-COVID của Trung Quốc.

ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030ASEAN cần mạnh dạn hơn trong nỗ lực hội nhập kinh tếCam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc

Singapore sẵn sàng tăng trưởng hơn nữa khi nhu cầu toàn cầu chuyển sang ASEAN. Ảnh minh họa: CNN/TTXVN/Vietnam+

Chua Hak Bin, đồng trưởng nhóm nghiên cứu vĩ mô tại Tập đoàn Maybank cho biết, việc mở cửa trở lại biên giới ở Đông Nam Á trong những tháng gần đây đã tạo ra một “cú hích đáng ngạc nhiên” cho tăng trưởng trong quý đầu tiên của Singapore, với động lực tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục tăng trong quý thứ hai.

Được biết, Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đã tăng 3,4% ghi nhận trong 3 tháng đầu năm 2022 và các nhà phân tích lạc quan rằng tăng trưởng sẽ mạnh hơn trong quý 2, khi các hạn chế chống dịch COVID-19 và các biện pháp kiểm soát biên giới được dỡ bỏ.

Chuyên gia Chua Hak Bin cho biết: “Bất chấp môi trường bên ngoài đầy thách thức, các nước ASEAN đã ghi nhận mức tăng trưởng ổn định và một số quốc gia, bao gồm Singapore đang hưởng lợi từ các lệnh chuyển hướng toàn cầu do sự phong tỏa chặt chẽ của Trung Quốc”.

Ông Chua Hak Bin lưu ý, ngay cả khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Trung Quốc giảm vào tháng 4 và tháng 5, hầu hết các nước ASEAN không bị ảnh hưởng quá nhiều. Vào tháng 5, Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Viện Quản lý Vật tư Singapore đã nhích 0,1 điểm lên mức 50,4 điểm, nhờ sự gia tăng nhanh hơn trong số lượng các đơn đặt hàng mới.

Thêm vào đó, Singapore tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại toàn cầu như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã giúp nước này thu hút đầu tư nước ngoài.

Về vấn đề lạm phát gia tăng, Hoe Ee Khor, nhà kinh tế trưởng của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 nhận định rằng, tỷ lệ lạm phát ở các nước ASEAN rơi vào khoảng từ 4,5% đến 5% là “vượt quá dự báo của thị trường”.

Đối với những quốc gia có dấu hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ, cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ và gỡ bỏ các gói kích thích tốn kém để hạn chế áp lực lạm phát.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD):
Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024

Theo kết quả bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới được Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD) công bố ngày hôm nay (18/6), Singapore vừa giành lại vị trí dẫn đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024, tăng từ vị trí thứ 4 cách đây một năm.

Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024
Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi

Trang maritimefairtrade.org (Singapore) vừa có bài viết nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong đó dẫn báo cáo kinh tế bán thường niên mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,5% trong năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top