Thế giới

ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030

ClockChủ Nhật, 05/06/2022 14:29
TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, các doanh nghiệp ở mọi quy mô đang phải vật lộn với nhiều vấn đề từ lạm phát gia tăng, đến xung đột ở châu Âu và các đợt phong tỏa mới tại Trung Quốc.

ASEAN tìm cách tăng cường chuỗi cung ứngThêm đòn bẩy chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEANASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông MekongMoody’s: ASEAN-5 đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăngNhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN

Khu vực ASEAN đóng góp đáng kể vào phát triển bền vững. Ảnh minh họa: Báo Công thương

Giữa những bất ổn này, thương mại vẫn là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, với Standard Chartered dự đoán thương mại toàn cầu sẽ tăng 70% lên 30.000 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vị thế trung tâm đổi mới và thương mại ASEAN được thiết lập sẽ giúp thúc đẩy khu vực trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Là nơi có nhiều thị trường tăng trưởng cao nhất thế giới, đồng thời cũng thị trường Internet phát triển nhanh nhất, khu vực này cũng đóng góp đáng kể vào động lực quốc tế về phát triển bền vững.

Được biết, các công ty đang tìm kiếm để hiện thực hóa những cơ hội đầy đủ cho ASEAN, trong đó khu vực sẽ cần một chiến lược áp dụng cách tiếp cận toàn diện, thúc đẩy vị trí độc nhất của khu vực tại nơi giao nhau của của các xu hướng toàn cầu - những yếu tố sẽ thúc đẩy thương mại trong những thập kỷ tới.

Giao thương với thế giới từ ASEAN

Một trong những xu hướng quan trọng của những năm gần đây là đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Khi các công ty tìm kiếm các trung tâm sản xuất mới, ASEAN nổi lên như một sự thay thế tuyệt vời dựa trên sự đa dạng về thị trường nhưng có thể bổ sung được cho nhau. Đặc biệt, các thị trường từ Indonesia đến Malaysia và Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu. Đơn cử, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia và Indonesia lần lượt đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021 và quý I/2022.

Tuy nhiên, trong khi sự thay đổi này đã chứng kiến ngày càng nhiều doanh nghiệp tạo được chỗ đứng trong khu vực, vẫn có nhiều doanh nghiệp khác chưa tận dụng được ưu thế trong việc có trụ sở tại ASEAN. Thay vì tập trung chiến lược về một quốc gia hoặc khu vực kinh doanh duy nhất, các công ty nên nhận ra rằng ASEAN đã đưa ra những lợi thế tốt nhất khi các doanh nghiệp thực hiện cách tiếp cận khu vực.

Ngoài kết quả hoạt động kinh tế vững chắc, tạo ra tổng GDP hơn 3 nghìn tỷ USD, dân số 660 triệu người của ASEAN có đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi hơn các thị trường lớn như Trung Quốc hoặc Mỹ. Dân số của khu vực là dân số trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số và ngày càng thịnh vượng. Đối với các doanh nghiệp, điều này có nghĩa là ASEAN không chỉ cung cấp cơ sở để đa dạng hóa nguồn cung, mà nó còn tạo ra sự đa dạng hóa về nhu cầu và lực lượng lao động. Đến năm 2030, tiêu dùng được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi, chạm mốc 4 nghìn tỷ USD, trong khi 40 triệu người sẽ được ghi danh vào nhóm dân số trong độ tuổi lao động.

Thêm vào đó, ASEAN cũng là trung tâm chính để giao thương với phần còn lại của thế giới vào thời điểm thương mại ngày càng trở nên khu vực hóa. Trong khi thương mại trong lịch sử được thúc đẩy bởi các hiệp định đa phương do các cơ quan toàn cầu sắp xếp, ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn đàm phán các hiệp định thương mại ở cấp độ song phương hoặc khu vực.

Trong những năm gần đây, cần được nhắc đến là các quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các hiệp định khác với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Mỹ, cùng với nhiều hiệp định thương mại đa dạng, qua đó cho phép họ tiếp cận với những thị trường lớn trên thế giới với những rào cản thương mại đã được giảm bớt.

Cần phải công nhận rằng, ASEAN là điểm đến được nhiều doanh nghiệp muốn tiếp cận các hành lang thương mại toàn cầu đến từ Trung Quốc, EU, Anh và Mỹ lựa chọn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ vào ASEAN đạt mức cao nhất trong 10 năm, ghi nhận vào năm 2020 với 35 tỷ USD.

Khai thác cơ hội mới thông qua quan hệ đối tác và tiếp cận toàn khu vực

Được biết, ASEAN cũng đi đầu trong việc thúc đẩy một thế giới kỹ thuật số và bền vững hơn.

Với cả tư cách cá nhân và cả khối, các quốc gia thành viên ASEAN đã công bố các cam kết đầy tham vọng, bao gồm những mục tiêu phát thải ròng. Để đạt được mục tiêu này, các nước trong khối ASEAN đang khai thác công nghệ nhằm xanh hóa nền kinh tế.

Một ví dụ điển hình về cách tiếp cận dựa trên sự đổi mới của ASEAN là Nhà máy điện mặt trời nổi Cirata ở Indonesia. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những dự án năng lượng mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á và tạo ra đủ điện cung cấp cho 50.000 ngôi nhà, cùng lúc bù đắp 214.000 tấn khí CO2.

Thêm vào đó, quan hệ đối tác giữa các tổ chức nhà nước và công ty tư nhân cũng là một trụ cột cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của ASEAN.

Quan trọng hơn, các nước ASEAN đang nỗ lực để đảm bảo thương mại toàn cầu bình đẳng và bền vững hơn bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tinh thần hợp tác này là chìa khóa thành công của ASEAN. Đối với những doanh nghiệp đang tìm cách đầu tư và mở rộng tại ASEAN, việc có các đối tác địa phương và đáng tin cậy - những đối tác có thể giúp định hướng các sắc thái của các nền kinh tế khác nhau - là rất quan trọng.

Vào thời điểm mà các sóng gió thương mại ngày càng tăng, lợi ích thương mại đối với các công ty hoạt động trong một khu vực kinh tế lớn, thịnh vượng như ASEAN là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Để thành công, các doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ đối tác mới với các công ty trong ngành tại địa phương, cũng như những cơ quan chính phủ và cố vấn tài chính đáng tin cậy, những người có thể giúp họ phát triển hiệu quả cách tiếp cận toàn khu vực để tận dụng tốt hơn những cơ hội duy nhất ở ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top