Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

ClockThứ Tư, 21/02/2024 11:27
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Châu Âu và Trung Á: Tỷ lệ tiêm chủng giảm khiến số ca nhiễm sởi tăngSingapore và nỗi lo bệnh sởi được cảnh báo trên toàn thế giới

 Trẻ em được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi ở Minkamman, Nam Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nhận định về vấn đề này, bà Natasha Crowcroft, cố vấn kỹ thuật của WHO về bệnh sởi và rubella cho biết, tình hình của bệnh sởi trên thế giới là “vô cùng quan ngại”; đồng thời nhấn mạnh, các trường hợp mắc bệnh sởi thường không được báo cáo một cách đầy đủ và con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Để có được số liệu chính xác hơn, WHO lập mô hình các con số mỗi năm, với ước tính mới nhất chỉ ra rằng, có 9,2 triệu ca mắc bệnh sởi và 136.216 ca tử vong do bệnh sởi hồi năm 2022. Đối với năm 2023, mô hình như vậy vẫn chưa được hoàn thành, nhưng bà Natasha Crowcroft cho hay, năm 2022 đã chứng kiến số ca tử vong tăng 43% so với năm 2021.

Với số ca bệnh gia tăng, “chúng tôi dự báo số ca tử vong cũng tăng trong năm 2023”, cố vấn kỹ thuật của WHO về bệnh sởi và rubella nói thêm.

Tiếp đó, bà Natasha Crowcroft cũng cảnh báo năm nay sẽ rất khó khăn, khi hơn một nửa trên tổng số các quốc gia trên toàn cầu hiện được cho là có nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi vào cuối năm 2024. Theo đó, ước tính có khoảng 142 triệu trẻ em dễ bị bệnh.

Được biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra, chủ yếu tấn công trẻ em. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm mù lòa, sưng não, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp nặng.

Cũng theo cố vấn kỹ thuật của WHO về bệnh sởi và rubella, một nguyên nhân chính dẫn đến các con số gia tăng là tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm. Ít nhất 95% trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ ngừa căn bệnh này tại một địa phương để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, nhưng tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đã giảm xuống còn 83%.

Bên cạnh đó, có rất nhiều sự bất bình đẳng trong việc phân bổ các ca bệnh, và thậm chí còn hơn thế khi nói đến số ca tử vong. Bà Natasha Crowcroft cho hay, 92% trên tổng số trẻ em tử vong vì bệnh sởi sống trong chưa tới 1/4 dân số toàn cầu, chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập rất thấp.

THANH NGÂN (Lược dịch từ AFP & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top