Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu sẽ tăng chậm hơn trong những tháng tới

ClockThứ Tư, 26/10/2022 14:32
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (26/10) trích dẫn kết quả một phân tích mới từ Đại học Washington (Mỹ) cho biết, số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng chậm, lên khoảng 18,7 triệu ca nhiễm vào tháng 2 năm sau, được thúc đẩy bởi những tháng mùa đông ở khu vực Bắc bán cầu.

Các triệu chứng chính của COVID-19 đã thay đổiIndonesia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XBB trong cộng đồngBQ.1 và BQ.1.1 có thể chiếm hơn 16% số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ

Người dân tại Gruenau, Đức được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Được biết, số ca nhiễm COVID-19 trung bình hàng ngày trên toàn cầu hiện nay đang được ghi nhận ở mức 16,7 triệu ca nhiễm.

Theo phân tích nói trên, số ca nhiễm được dự báo ​​sẽ ít hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày cao nhất của mùa đông vừa qua, đã được ước tính vào khoảng 80 triệu ca nhiễm hồi tháng 1/2022, trong bối cảnh sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.

Đáng chú ý, Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington cho biết thêm, sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 được dự báo sẽ không dẫn đến sự tăng vọt về số trường hợp tử vong. Đơn vị này dự báo, số trường hợp tử vong trung bình hàng ngày trên toàn cầu sẽ ở mức 2.748 trường hợp vào ngày 1/2/2023, so với khoảng 1.660 trường hợp được ghi nhận hiện nay. Trước đó vào tháng 1 năm nay, số trường hợp tử vong trên phạm vi toàn cầu đã được báo cáo ở mức hơn 11 triệu trường hợp mỗi ngày.

Cũng theo ước tính của IHME, số ca nhiễm hàng ngày ở Mỹ sẽ tăng thêm 1/3 lên hơn 1 triệu ca nhiễm, trong bối cảnh học sinh quay trở lại trường học và các sự kiện tập trung trong nhà liên quan đến thời tiết lạnh giá.

Trong khi đó, IHME cho rằng, sự gia tăng về số ca nhiễm COVID-19 ở Đức đã đạt đỉnh; đồng thời dự báo số ca nhiễm ở quốc gia này sẽ giảm hơn 1/3, xuống còn khoảng 190.000 ca nhiễm vào tháng 2 năm sau. Theo đó, sự gia tăng gần đây về số ca nhiễm COVID-19 tại Đức có thể là do các biến phụ BQ.1 hoặc BQ.1.1 của biến thể Omicron, và có khả năng sẽ lây lan sang các khu vực khác của châu Âu trong những tuần tới.

IHME lưu ý thêm, sự gia tăng nhanh chóng về số trường hợp nhập viện ở Đức, mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

Ngoài ra, phân tích của IHME cũng cho thấy, biến thể phụ mới XBB của biến thể Omicron, hiện đang thúc đẩy sự gia tăng về số trường hợp nhập viện tại Singapore, là một biến thể phụ có khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Return to top