Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt ngưỡng 500 triệu ca

ClockThứ Sáu, 15/04/2022 11:27
TTH.VN - Theo thống kê của Hãng Thông tấn Reuters, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 500 triệu ca vào ngày 14/4 (theo giờ Mỹ), trong bối cảnh biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan cao của biến thể Omicron gia tăng ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Âu và châu Á.

Nhiễm biến thể Omicron thường phục hồi sớm hơn so với nhiễm Delta khoảng 3 ngàyBiến thể phụ BA.2 đang chiếm ưu thế từ Ấn Độ cho đến Mỹ

Người dân được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Sự lan rộng của biến thể phụ BA.2 được cho là nguyên nhân dẫn đến số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong thời gian gần đây ở Trung Quốc, cũng như số ca nhiễm ở mức cao kỷ lục tại khu vực châu Âu.

Theo một phân tích của Hãng Thông tấn Reuters, Hàn Quốc đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày, quốc gia này báo cáo hơn 182.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, các ca nhiễm mới cũng đang tăng lên ở 20 trong số hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi, bao gồm cả Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Bhutan.

Cũng theo thống kê của Hãng Thông tấn Reuters, một số quốc gia châu Âu hiện đang chứng kiến ​​mức tăng chậm hơn về số ca nhiễm mới, hoặc thậm chí là sự sụt giảm; tuy nhiên, hiện khoảng mỗi 2 ngày, khu vực này vẫn tiếp tục ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm.

Tại Đức, số ca nhiễm COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày đã giảm, hiện ở mức 59% so với mức đỉnh được ghi nhận trước đó vào cuối tháng 3 vừa qua. Ngoài ra, số ca nhiễm mới cũng đang giảm ở Vương quốc Anh và Italy.

Tại Mỹ, nhìn chung, các ca nhiễm COVID-19 đã giảm mạnh sau khi chạm mức cao kỷ lục hồi tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, sự gia tăng trở lại về số ca nhiễm ở các khu vực châu Á và châu Âu làm dấy lên lo ngại rằng, một làn sóng dịch bệnh khác có thể xảy ra tại Mỹ. Trong một động thái liên quan trước đó vào ngày 11/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron được ước tính chiếm gần 3 trong số 4 ca nhiễm đã được giải trình tự gen ở quốc gia này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.2 hiện chiếm khoảng 86% tổng số ca nhiễm đã được giải trình tự gen trên toàn cầu. Biến thể phụ này được cho là dễ nhiễm hơn so với các biến thể phụ BA.1 và BA.1.1 của biến thể Omicron. Tuy nhiên, bằng chứng đến nay chỉ ra rằng, biến thể phụ BA.2 không có nhiều khả năng gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 6 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc

Các cuộc khảo sát vừa công bố ngày 1/7 cho thấy, hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở châu Á đã mở rộng trong tháng 6 nhờ đà tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế toàn cầu và triển vọng sáng sủa về sản lượng chất bán dẫn. Kết quả này mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một số hy vọng rằng khu vực có thể vượt qua những tác động từ sự suy yếu nhu cầu của Trung Quốc.

Sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 6 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc
UNHCR: Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới

Theo Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) vừa công bố ngày 13/6, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới trong năm nay và năm ngoái đã lên đến mức cao mới trong lịch sử.

UNHCR Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới
Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu

Việc cân bằng giữa các yếu tố bảo đảm an ninh thương mại và tạo thuận lợi thương mại là yêu cầu mới đặt ra cho ngành hải quan trước xu thế tự do hóa giao thương toàn cầu. Vấn đề rất quan trọng hiện nay là làm sao dự báo đúng các xu hướng quan hệ thương mại, đầu tư để hoạch định chính xác các kế hoạch, định hướng và xác định các ưu tiên hợp tác quốc tế phù hợp.

Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu
Return to top