Thế giới

Sóng nhiệt bủa vây Âu - Á

ClockThứ Bảy, 18/06/2022 09:51
Tỉnh trưởng Fabienne Buccio nói với đài phát thanh France Bleu rằng các buổi hòa nhạc và các cuộc tụ họp lớn, bao gồm các chương trình thuộc lễ kỷ niệm cuộc kháng chiến ngày 18/6 cũng bị hoãn lại.

Tây Ban Nha đón đợt sóng nhiệt sớm nhất trong hơn 40 nămBiến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lầnGiới khoa học báo động sóng nhiệt ở cả hai cực Trái đấtHàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới âm 42 độ C, rét nhất trong 3 nămDu học bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Một đứa trẻ nghịch nước tại một đài phun nước công cộng ở Nice khi một đợt nắng nóng sớm ập đến Pháp, ảnh chụp ngày 16-6. Ảnh: REUTERS

Nguyên nhân là nhiệt độ ở nhiều khu vực lần đầu đạt 40 độ C trong năm nay và dự kiến vào ngày 18/6 có thể đạt đỉnh ở 41-42 độ C, khiến mọi người phải đối diện với nguy cơ sức khỏe. Trong tuần qua, Pháp cũng phải đối mặt với vụ cháy rừng nghiêm trọng đầu tiên trong năm, bao gồm vụ ở vùng Lozere thiêu rụi 70 ha.

Láng giềng của Pháp là Tây Ban Nha đang phải đối phó với 3 vụ cháy rừng gây thiệt hại trên diện tích 1.600 ha ở miền Đông kể từ hôm 15/6 và cơ quan khí tượng nhà nước AEMET cho biết các khu vực rộng lớn khác cũng phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng trong bối cảnh một đợt nắng nóng nghiêm trọng đang đẩy nhiệt độ lên cao gần mức kỷ lục.

Trong khi đó, miền Bắc nước Ý đã không có mưa trong hơn 110 ngày, tuyết rơi giảm đến 70%, các tầng chứa nước ngầm cạn kiệt, trong khi nhiệt độ cao hơn trung bình mùa 2 độ C đang làm tan chảy những cánh đồng tuyết nhỏ và sông băng còn sót lại trên đỉnh dãy Alps quanh đó.

Tại châu Á, Trung Quốc cũng dự kiến sẽ đón sóng nhiệt ở miền Trung và Bắc trong tuần tới, khi nhiệt độ vượt qua mốc 40 độ C. Thời tiết ấm áp bất thường đã bao phủ TP Trịnh Châu của Hà Nam, nơi hứng chịu lượng mưa lũ kỷ lục năm ngoái.

Thảm khốc hơn, song song với nắng nóng là lượng mưa khốc liệt và lốc xoáy cùng ập vào siêu đô thị phía Nam Quảng Châu trong tuần này, khiến hàng triệu người phải di tản. Đài truyền hình Trung Quốc đưa tin hôm 17/6 rằng mưa dự kiến sẽ xối xả cho đến ngày 21-6 và nguyên nhân của chuỗi thiên tai này là biến đổi khí hậu.

Theo Người Lao động

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top