Thế giới

Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần

ClockThứ Sáu, 20/05/2022 07:35
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới được Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Met Office của Vương quốc Anh công bố, đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan có khả năng sẽ diễn ra với tần suất tăng gấp 100 lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì biến đổi khí hậu gây nên do hoạt động của con người.

Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ CLiên Hiệp Quốc công bố cẩm nang về các giải pháp chống biến đổi khí hậuIPCC: Đông Nam Á nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậuNóng lên toàn cầu có thể làm giảm đến 64% GDP của các nước đang phát triểnVai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậu

Người dân Ấn Độ chật vật vì nắng nóng kỷ lục. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân Dân

Nhiệt độ khắc nghiệt bắt đầu từ tháng 3 đã lập kỷ lục trong khu vực và buộc hàng triệu người phải thay đổi cách làm việc và sinh hoạt. Cụ thể, Ấn Độ đã trải qua nhiệt độ tháng 3 cao nhất và nhiệt độ tháng 4 cao thứ ba trong 122 năm. Cùng lúc, Pakistan có mức nhiệt độ của tháng 4 cũng cao kỷ lục.

Được biết, bài nghiên cứu đã ước tính xem, liệu biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra các hiện tượng nắng nóng như thế nào, trong đó sử dụng sự kiện nắng nóng kỷ lục của khu vực vào tháng 4 và tháng 5/2010 làm tiêu chuẩn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nếu không tính đến biến đổi khí hậu, xác suất xuất hiện nhiều hơn 1 sự kiện nắng nóng như sự kiện xảy ra vào năm 2010 được dự đoán sẽ là 312 năm/lần. Tuy nhiên, sau khi tính đến tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ kỷ lục như vậy hiện được dự đoán sẽ xuất hiện 3,1 năm/lần. Vào cuối thế kỷ này, tần suất có thể sẽ chạm ngưỡng 1,15 năm/lần.

Nikos Christidis, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Những đợt nóng luôn là đặc điểm của khí hậu trước gió mùa của khu vực trong suốt tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, biến đổi khí hậu đang thúc đẩy cường độ nắng nóng của những đợt này”.

Ghi nhận tại Ấn Độ, nhiệt độ tối đa trung bình vào tháng 4 là 35,3oC, hoặc 35,42oC vào năm 2010 và 35,12oC vào năm 2016.

Đồng thời, nhiệt độ trung bình vào tháng 3 là 33,1oC, mức trung bình cao nhất trong 122 năm qua và cao hơn 1 chút so với kỷ lục trước đó vào tháng 3/2010.

Cũng tại Ấn Độ, trong tháng 5 này, nhiệt độ đang đạt trên mức trung bình. Trong những ngày gần đây, nhiệt độ ở nhiều vùng tại Ấn Độ đã lên đến 50oC, trong khi các vùng của Pakistan đạt 51oC vào Chủ nhật tuần trước (15/5).

Paul Hutcheon, thuộc Bộ phận Hướng dẫn toàn cầu của Met Office cho biết, đợt nắng nóng đã dịu đi kể từ đó, song mức nhiệt tối đa có thể sẽ lại chạm ngưỡng 50oC ở một số khu vực.

Các nhà khoa học sẽ phải đợi đến cuối tháng, khi tất cả các kỷ lục nhiệt độ của tháng 4 và tháng 5 đã được đối chiếu để xem, liệu đợt nắng nóng năm nay có vượt quá mức ghi nhận trong năm 2010 hay không.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top