Thế giới

Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này

ClockThứ Bảy, 07/10/2023 14:53
TTH - Reuters ngày 6/10 dẫn lời nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sốt xuất huyết sẽ trở thành “mối đe dọa lớn” ở miền nam nước Mỹ, Nam Âu và một số khu vực ở châu Phi trong thập kỷ này, do nhiệt độ ấm hơn tạo điều kiện cho sự lây lan của muỗi mang mầm bệnh.

Biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền ngày càng tăngPháp có thể đối mặt sự gia tăng các đợt bùng phát sốt xuất huyết do biến đổi khí hậu

 Bangladesh đang trải qua đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất từ trước đến nay. Ảnh: AFP/Hanoimoi

Dịch bệnh này từ lâu đã trở thành một tai họa ở phần lớn châu Á và châu Mỹ Latinh, khiến khoảng 20.000 người tử vong/năm. Tỷ lệ mắc bệnh này đã tăng gấp 8 lần trên toàn cầu kể từ năm 2000, chủ yếu do biến đổi khí hậu, đô thị hóa và sự di chuyển ngày càng tăng của người dân.

Dù nhiều trường hợp không được ghi nhận, nhưng vào năm 2022, 4,2 triệu ca sốt xuất huyết đã được báo cáo trên toàn thế giới và các chuyên gia cảnh báo rằng mức độ lây truyền có thể đạt gần kỷ lục trong năm nay. Bangladesh hiện đang trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay, với hơn 1.000 người tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ Reuters & Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top