Thế giới

Sự giảm tốc của thương mại toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất đến EU

ClockThứ Sáu, 29/11/2019 11:26
Theo số liệu công bố mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự giảm tốc của thương mại toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất đến kinh tế Liên minh châu Âu (EU).

Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tăng trưởng trong năm 2019 và 2020Nhiệt huyết cho một mẫu hình châu ÂuThời gian ký kết hiệp định RCEP sẽ dời lại vào tháng 2/2020IMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầuViệt Nam là “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầu

Kinh tế EU bị ảnh hưởng bởi sử giảm tốc của thương mại toàn cầu. (Nguồn: EPA)

Những bất ổn định do việc Anh rời EU, sự trầm lắng của ngành công nghiệp Đức, cộng với những gián đoạn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được cho là các nguyên nhân chính tác động xấu đến kinh tế EU.

OECD cho biết xuất khẩu của EU trong quý 3/2019 đã giảm 1,8% so với quý trước, nhập khẩu cũng giảm 0,4%. Các hoạt động xuất nhập khẩu trong quý 3/2019 tại các nền kinh tế lớn trong EU đều giảm sút.

Tại Pháp, xuất khẩu giảm 3,6%, còn nhập khẩu giảm 1,7%. Hoạt động xuất và nhập khẩu của Đức lần lượt giảm 0,4% và 1,8%.

Nhà kinh tế trưởng của OECD, Laurence Boone, tuần trước cảnh báo rằng mức độ bất ổn cao trong chính sách thương mại và vấn đề địa chính trị đã khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ, kéo theo hoạt động kinh tế tại hầu hết các nền kinh tế lớn đều chậm lại.

Xuất khẩu giảm do tác động của giá dầu giảm và đồng tiền của nhiều nước bị mất giá so với đồng USD.

Một khảo sát của ngân hàng đầu tư châu Âu công bố tuần này cho thấy, hơn 70% số doanh nghiệp tại EU và Mỹ cho hay tình trạng bất ổn định khiến họ không đầu tư vào thời điểm này.

Hoạt động xuất khẩu của Anh tăng trưởng âm là do tình trạng bất ổn của vấn đề Brexit và sự xuống giá của đồng bảng Anh so với đồng USD.

Các nhà phân tích cho biết trước tình trạng chững lại trong hoạt động thương mại, một số ngân hàng trung ương của các nước lớn gần đây đã nới lỏng chính sách tiền tệ, song động thái này vẫn chưa có tác dụng rõ ràng.

Nhà kinh tế trưởng Adam Slater của Oxford Economics cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ tại Mỹ, Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung Euro chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng thương mại.

Theo chuyên gia này, bất kỳ sự cải thiện nào trong bức tranh thương mại có được vẫn rất hạn chế.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top