Thế giới

Tái xây dựng ngành nông nghiệp và lương thực hậu COVID-19

ClockThứ Bảy, 19/09/2020 07:04
TTH - Khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây tác động lớn đến sức khỏe và phúc lợi của con người trên khắp thế giới, yêu cầu sản xuất và đảm bảo quyền tiếp cận thực phẩm lành mạnh cho mỗi cá nhân là điều tiên quyết không được bỏ qua.

Tận dụng đổi mới, hợp tác để củng cố an ninh lương thực châu Á - Thái Bình Dương

Đảm bảo an ninh lương thực là trách nhiệm của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: Greater Kashmir/ Báo Lao động

Ngay cả trước đại dịch, hệ thống lương thực toàn cầu và an ninh lương thực cũng chịu thách thức bởi nhiều yếu tố, bao gồm sâu hại, cái nghèo, xung đột và tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) về Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới, chỉ riêng năm 2019 đã có gần 690 triệu người chịu cảnh đói. Đại dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ đẩy thêm 130 triệu người khác vào tình trạng đói triền miên vào năm 2020.

Do đại dịch và việc triển khai những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn lây lan, chúng ta đã phải trải qua sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như thiếu lao động trầm trọng và mất mùa. Hiện con người cũng đang phải đối mặt với một mùa vụ gieo trồng bị trì hoãn. Đại dịch đã khiến 35% trong tổng số việc làm trong hệ thống lương thực gặp rủi ro…

Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề, FAO đã tích cực hỗ trợ nhiều quốc gia và người nông dân thực hiện các giải pháp mở rộng và bền vững. Hành động này tạo nên cơ sở cho Chương trình Ứng phó và Khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 toàn diện của FAO, trong đó xác định 7 lĩnh vực ưu tiên hành động. Đặc biệt là nhấn mạnh một số thay đổi chiến lược sẽ định hướng phản ứng chung của các nước như:

Dữ liệu tốt để đưa ra quyết định tốt hơn: Các phản ứng kịp thời và hiệu quả phụ thuộc vào việc xác định chính xác thời gian và địa điểm cần hỗ trợ, cũng như xem xét cách thức triển khai để hỗ trợ được thực hiện hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là mở rộng quy mô công việc dựa trên dữ liệu, thông tin và phân tích… để giúp ưu tiên triển khai can thiệp tại các nước.

Ngoài ra, tăng cường sức mạnh tổng hợp của hành động tập thể. Cụ thể, cuộc khủng hoảng COVID-19 kêu gọi các nước cần phải đồng lòng hơn bao giờ hết, đặc biệt là thúc đẩy hòa nhập kinh tế, thương mại nông sản, xây dựng và đảm bảo hệ thống lương thực bền vững, có khả năng phục hồi, đảm bảo phối hợp tốt hành động nhân đạo…

Tuyên bố được đưa ra khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, đại dịch đang tạo ra tác động chưa từng có đối với thương mại toàn cầu và thương mại khu vực, với thương mại hàng hóa của thế giới sẽ chứng kiến mức giảm đến 32% vào năm 2020. Không giống như bất kỳ khủng hoảng lương thực hoặc khủng hoảng sức khỏe nào khác trong thời hiện đại, tác động của dịch COVID-19 đang gây ra những cú sốc cung và cầu ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, dẫn đến những rủi ro ngắn hạn và dài hơi đối với sản xuất và sự sẵn có của lương thực.

Quan trọng, cần tăng tốc đổi mới. Những chiến lược đầu tư mới, cùng với đổi mới công nghệ kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng là những điều cần thiết để thu thập dữ liệu tốt hơn, tăng hiệu quả trong sản xuất lương thực và cung cấp khả năng tiếp cận thị trường.

Việc ngăn chặn khủng hoảng lương thực không thể đợi cho đến khi khủng hoảng sức khỏe kết thúc. Đi cùng nhau, các nước hoàn toàn có thể giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, đồng thời ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tiếp theo, tăng cường khả năng chống chịu với mọi cú sốc và đẩy nhanh quá trình tái xây dựng hệ thống lương thực một cách tốt hơn.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

Được xem là trụ đỡ của nền kinh thế, ngành nông nghiệp luôn được quan tâm để từng bước tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết (NQ) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhằm tạo hiệu quả cao.

Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển
Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn 2,2-2%, tỉnh xác định phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho người dân là giải pháp hữu hiệu nhất.

Đa dạng hóa sinh kế từ những mô hình phát triển nông nghiệp
Return to top