Thế giới

Tăng cường đầu tư vào thiên nhiên

ClockThứ Sáu, 28/05/2021 22:08
TTH - Theo báo cáo mới do Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, đầu tư hàng năm vào các giải pháp dựa trên thiên nhiên sẽ cần phải tăng gấp 3 lần vào năm 2030 và tăng gấp 4 lần vào năm 2050, để giúp thế giới giải quyết thành công bộ 3 mối đe dọa bao gồm: các cuộc khủng hoảng khí hậu, đa dạng sinh học, suy thoái đất đai.

LHQ: Thế giới đã bỏ lỡ mục tiêu bảo vệ thiên nhiên của mìnhSáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóng

Một khoảnh rừng bị chặt phá ở khu vực Tây Amazon, Brazil. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN

Cụ thể, báo cáo “Tình trạng tài chính cho thiên nhiên” kêu gọi tăng quy mô tài trợ từ mức hiện tại là 133 tỷ USD lên tổng mức đầu tư là 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay, mất đa dạng sinh học đang khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 10% sản lượng mỗi năm. “Nếu chúng ta không cung cấp đủ tài chính cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực của các quốc gia để đạt được tiến bộ trên những lĩnh vực quan trọng khác như: giáo dục, y tế và việc làm. Nếu chúng ta không cứu lấy thiên nhiên ngay bây giờ, chúng ta sẽ không thể đạt được sự phát triển bền vững”, bà Inger Andersen nói thêm.

Được biết, UNEP đã thực hiện báo cáo nói trên cùng với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Sáng kiến ​​Kinh tế về Suy thoái Đất đai (ELD), một sáng kiến toàn cầu do Cơ quan Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Hãng tư vấn Vivid Economics chủ trì.

Bên cạnh đó, các đối tác kêu gọi các Chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp đặt thiên nhiên vào trung tâm của quá trình ra quyết định kinh tế trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải xây dựng lại một cách bền vững hơn từ đại dịch COVID-19; cũng như những biện pháp khác, chẳng hạn như định hướng lại các khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra động lực về kinh tế và quy định khác.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Cẩn thận với các hình thức đầu tư đa cấp

Đang ngủ trưa thì tôi bị thằng bạn gọi dậy, nghe giọng hốt hoảng: “Bạn ơi, tôi mất một tỷ đồng, trắng tay rồi”. Hóa ra, nó đầu tư theo hình thức đa cấp, lấy lãi cao vào Công ty TNHH Tư vấn đầu tư G. chi nhánh Huế.

Cẩn thận với các hình thức đầu tư đa cấp
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top