Thế giới

Nền kinh tế Anh đang tụt hậu nhiều hơn so với các quốc gia phát triển khác

ClockThứ Tư, 23/11/2022 14:17
TTH.VN - Theo kết quả báo cáo mới, tăng trưởng của Vương quốc Anh đã tụt hậu hơn hẳn so với các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, ghi nhận kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.

Kinh tế Anh đối mặt với sự sụt giảm mạnh do BrexitSingapore, Anh cam kết thúc đẩy nâng cao năng lực tại Đông Nam ÁVương quốc Anh thông báo thời điểm tổ chức lễ tang Nữ hoàng ElizabethVương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam ÁAnh nổi lên như cường quốc toàn cầu lớn trong thế giới hậu đại dịch

Nền kinh tế của Vương quốc Anh đang đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Thậm chí chỉ số tăng trưởng của Vương quốc Anh còn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Cụ thể, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vương quốc Anh đã giảm 0,4% từ quý IV/2019 đến quý III/2022, thấp hơn so với mức tăng trưởng tích lũy đạt 3,7% trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm có 38 thành viên.

Tại các quốc gia G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Vương quốc Anh, GDP đã tăng tổng cộng 2,5%, duy chỉ có Vương quốc Anh ghi nhận mức sụt giảm.

“Chúng tôi cho rằng, điều này xảy ra chủ yếu là vì lý do đầu tư và tiêu dùng. Trong đó Vương quốc Anh đang đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, đó là lý do vì sao chúng tôi hoan nghênh những gì chính phủ đã hành động để khắc phục tình hình trong tuyên bố mới nhất”, Alvaro Pereira, Nhà kinh tế trưởng của OECD nhận định.

Nhà kinh tế trưởng Alvaro Pereira thông tin: “Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng là duy trì sự thận trọng về tài khóa, đồng thời có thể thúc đẩy hoặc cố gắng đưa ra một số loại cải cách để giải quyết những vấn đề đã gây khó khăn cho Vương quốc Anh trong một thời gian, đó là năng suất rất thấp”. Do đó, đã đến lúc chính phủ Vương quốc Anh tập trung vào điều này, cũng như chính sách tài khóa và tiền tệ.

Ngoài ra, dự báo của OECD về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Vương quốc Anh từ năm 2022 đến năm 2024 là tương tự như những gì Văn phòng độc lập về Trách nhiệm Ngân sách đưa ra. Tuy nhiên, khả năng có thể sẽ có một cuộc suy thoái nông khoảng 0,4% ghi nhận vào năm 2023, cùng với đó là mức tăng trưởng 0,2%.

Ánh sáng phía cuối đường hầm

Cũng vào đầu tuần này, OCED đã ra công bố báo cáo về Triển vọng kinh tế toàn cầu.

Điều này cảnh báo rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm tới do tác động gây nên bởi cú sốc thị trường năng lượng và bối cảnh lạm phát tăng cao, niềm tin người tiêu dùng thấp và rủi ro toàn cầu cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia của tổ chức cũng tin rằng, thế giới sẽ tránh được suy thoái với mức tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, đến năm 2023 sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 2,2% và 2,7% vào năm 2024.

Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết, trong một bài phát biểu trên sóng truyền hình rằng “thế giới đang phải đối mặt với những cơn gió ngược đáng kể và những rủi ro lớn ở phía trước. Các quốc gia vì vậy cũng cần thực hiện những bước đi táo bạo để giải quyết một số thách thức dài hạn nhằm tạo nền tảng cho một nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững hơn”.

Điều này bao gồm cải cách cơ cấu như tăng hỗ trợ chăm sóc trẻ em và các lựa chọn linh hoạt để khuyến khích phụ nữ đi làm nhiều hơn, tạo động lực thúc đẩy đầu tư vào công nghệ phát thải thấp và giữ cho biên giới quốc tế mở cửa cho thương mại, từ đó hỗ trợ giảm bớt áp lực lạm phát từ phía cung.

Nhà kinh tế trưởng Alvaro Pereira trả lời phóng viên báo CNBC rằng: “Chúng ta đang đối mặt với một môi trường rất thách thức. Tôi cho rằng, một trong những bức tranh ấn tượng nhất mà chúng ta có trong triển vọng của mình là chính xác các quốc gia đang chi bao nhiêu cho năng lượng tính theo phần trăm GDP và ngay bây giờ, đối với các nước OECD, con số này là gần 18%...Đó là mức chúng ta đã thấy trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra vào những năm 70 và 80”.

Hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với một cú sốc năng lượng rất lớn đang làm giảm tốc độ tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy lạm phát.

Bên cạnh đó, OECD cũng lo ngại về sự biến động của thị trường tài chính đối với các nước có thu nhập thấp và các thị trường mới nổi có gánh nợ cao trong bối cảnh lãi suất tăng.

Tuy nhiên, nhà kinh tế cũng nhấn mạnh rằng, OECD không dự báo suy thoái hằng năm, ngay cả ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng Euro.

“Chúng tôi hy vọng rằng, không chỉ Mỹ mà cả những nơi khác trên thế giới, sự quyết đoán của chính sách tiền tệ sẽ bắt đầu có tác động ngày càng lớn. Dự báo trung tâm của chúng tôi cho thấy vào giữa năm tới hoặc cuối năm nay, lạm phát sẽ đạt đỉnh ở nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu là vào năm tới. Đặc biệt là vào năm 2024, chúng ta bắt đầu chứng kiến tỷ lệ lạm phát gần với mục tiêu hơn. Vì vậy, sẽ có một chút ánh sáng phía cuối đường hầm”, nhà kinh tế trưởng Alvaro Pereira cho biết.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top