Thế giới

Tăng trưởng GDP quý II của Nhật Bản được điều chỉnh giảm

ClockThứ Ba, 10/09/2024 12:38
TTH - Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm hơn một chút so với báo cáo ban đầu trong quý II năm nay, bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh giảm chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Nhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệtNhật Bản sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho ASEAN

 Người dân chọn mua lương thực tại một siêu thị ở Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Dữ liệu được điều chỉnh của Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 9/9 cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,9% trong quý từ tháng 4 - 6 so với 3 tháng trước đó; trong khi dự báo trung bình của các nhà kinh tế là tăng trưởng 3,2%.

“Nền kinh tế nói chung đã trì trệ kể từ nửa cuối năm 2023, mặc dù cuối cùng đã có sự phục hồi trong quý vừa qua”, ông Kengo Tanahashi, chuyên gia kinh tế tại Công ty tài chính Nomura Securities nhận định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Business Times, The Straits Times & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top