Thế giới

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023

ClockThứ Năm, 10/11/2022 15:52
TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng ​​khi ước tính sẽ giảm xuống còn 2,4% trong năm 2013, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết ngày 10/11. Theo KIEP, sự giảm tốc này là do tác động của việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay ở các nền kinh tế lớn và những rủi ro địa chính trị kéo dài.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Nguy cơ suy thoái ở châu Âu đang gia tăngNgân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăngIMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm

KIEP dự báo nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm xuống còn 2,4% trong năm 2023. Ảnh minh hoạ: SGGP

Theo đó, triển vọng tăng trưởng mới này đánh dấu sự sụt giảm so với mức dự báo tăng trưởng 3,6% được đưa ra hồi tháng 5 vừa qua. Đồng thời, KIEP cũng hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống còn 3,1%, thấp hơn 0,4% so với mức tăng trưởng kỳ vọng 3,5% trước đó.

Hồi tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ cấp triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới năm 2023 xuống còn 2,7% trước một loạt các “mối đe doạ”, bao gồm những tác động từ cuộc xung đột Ukraine, áp lực lạm phát, lãi suất tăng cao và hậu quả kéo dài của đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm tới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thậm chí còn thấp hơn dự báo của KIEP khi chỉ dừng ở mức 2,2%. 

KIEP cho biết ước tính này dựa trên giả định Mỹ và các nền kinh tế lớn khác vẫn tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ trong ít nhất 6 tháng đầu năm tới.

“Nền kinh tế toàn cầu đang đi trên lớp băng mỏng và bất kỳ sự cố nào cũng có thể xảy ra mỗi ngày”, ông Kim Heung-chong - Chủ tịch KIEP nhận định. Cũng theo ông Kim, trong 3 năm qua, điều kiện tài chính của các quốc gia trên toàn cầu đã trở nên mong manh sau 3 năm đại dịch kéo dài và cuộc xung đột Ukraine kéo theo những tác động nghiêm trọng của nó.

Xét theo từng quốc gia, KIEP cho biết tăng trưởng kinh tế hàng năm của nền kinh tế lớn nhất thế giới ước tính chỉ ở mức 0,6% vào năm 2023, do tiêu dùng tư nhân của Mỹ có khả năng bị ảnh hưởng bởi lạm phát và chi phí đi vay tăng cao.

Nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến ​​sẽ tiếp tục đi ngang vào năm tới, trong khi nền kinh tế của Anh được dự đoán sẽ giảm 0,2% sau tác động của cuộc xung đột Ukraine.

Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm là 4,8% nhờ các biện pháp hạn chế COVID-19 được nới lỏng, mặc dù những bất đồng trong mối quan hệ Mỹ-Trung được cho là vẫn có nguy cơ tiềm ẩn, KIEP cho hay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu, triển vọng

Ngày 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức chương trình tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Gương mặt trẻ triển vọng”, nhằm tôn vinh các cá nhân điển hình tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024.

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu, triển vọng
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Triển vọng tuyển dụng trong quý I năm 2025 khá lạc quan

Sau khi khảo sát 525 đơn vị, kết quả chỉ ra rằng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang tăng cao, các nhà tuyển dụng Singapore khá lạc quan về kế hoạch tuyển dụng trong năm mới 2025, đặc biệt là ngành vận tải, hậu cần và ô tô.

Triển vọng tuyển dụng trong quý I năm 2025 khá lạc quan
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top