Thế giới

Tăng trưởng năng lượng xanh toàn cầu giảm lần đầu tiên trong 20 năm

ClockThứ Tư, 20/05/2020 15:06
TTH.VN - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày hôm nay (20/5) cho biết, tăng trưởng toàn cầu về công suất năng lượng tái tạo mới sẽ chứng kiến sự sụt giảm thường niên đầu tiên trong 20 năm vào năm nay trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhưng được dự báo ​​sẽ tăng trưởng trong năm tới.

Châu Á ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những công trình xanhĐông Nam Á: Hơn 1 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng xanh

Các tấm pin điện mặt trời tại nhà máy điện Horus, Guatemala. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Thế giới sẽ xây dựng ít hơn các tuabin gió, nhà máy năng lượng mặt trời và các công trình lắp đặt khác để sản xuất điện tái tạo trong năm nay, khi nhu cầu năng lượng sụt giảm trên các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, cũng như những vấn đề hậu cần làm trì hoãn các dự án.

“Các quốc gia đang tiếp tục xây dựng tuabin gió và nhà máy năng lượng mặt trời mới, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thế giới đã cần phải tăng tốc đáng kể việc triển khai năng lượng tái tạo nhằm nắm lấy cơ hội để đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu”, ông Fatih Birol, Giám đốc Điều hành của IEA nhận định.

Theo báo cáo Cập nhật Thị trường Năng lượng Tái tạo của IEA, công suất năng lượng tái tạo bổ sung trong năm nay được dự báo sẽ đạt tổng cộng 167 gigawatt (GW), thấp hơn 13% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tổng công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vẫn đang mở rộng và sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2020.

Sức tăng trưởng chậm hơn trong năm nay phản ánh sự trì hoãn trong hoạt động xây dựng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội, cũng như những thách thức tài chính.

Trong năm tới, năng lượng tái tạo bổ sung được dự báo sẽ tăng trở lại lên mức đã đạt được hồi năm 2019, khi những dự án bị trì hoãn đi vào hoạt động và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được tiếp tục thực hiện.

Tăng trưởng kết hợp trong năm 2020 và 2021 được dự báo ​​sẽ thấp hơn 10% so với mức mà IEA đã dự báo trước đó, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top