Thế giới

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trở lại xu hướng trong lịch sử

ClockThứ Hai, 15/04/2024 05:47
TTH - Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu hiện đang trong giai đoạn chậm lại và dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, và 1,1 triệu thùng/ngày vào năm 2025, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lụcẤn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

 Một cơ sở khai thác dầu ở Saudi Arabia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây chủ yếu là kết quả của việc bình thường hóa tăng trưởng sau sự gián đoạn trong giai đoạn 2020 - 2023, khi thị trường dầu mỏ bị rung chuyển bởi đại dịch COVID-19 và sau đó là cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột tại Ukraine.

Bất chấp sự giảm tốc được dự báo, mức tăng trưởng nhu cầu dầu phần lớn vẫn phù hợp với xu hướng trước đại dịch, ngay cả trong bối cảnh kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay vẫn còn thấp và việc tăng cường triển khai các công nghệ năng lượng sạch.

Trong cả hai năm 2022 và 2023, mức tiêu thụ dầu toàn cầu đã tăng hơn 2 triệu thùng/ngày khi các nền kinh tế tiếp tục phục hồi sau cú sốc COVID-19, và chứng kiến hoạt động đi lại cá nhân tăng đột biến, cùng với đó là nhu cầu du lịch bị dồn nén trong suốt đại dịch được giải phóng.

Cả dữ liệu về nhu cầu dầu và các chỉ số về hoạt động đi lại đều cho thấy tốc độ phục hồi toàn cầu đã chậm lại đáng kể, và thời kỳ tăng trưởng nhu cầu trên mức trung bình sắp kết thúc.

Nếu không có sự sụt giảm mạnh của giá dầu, sự hồi phục sau đại dịch hoặc sự tăng tốc trong hoạt động kinh tế, thì khó có khả năng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đến mức đã được chứng kiến trong năm 2022 và 2023. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể vào nửa cuối năm 2023 và dữ liệu mới nhất cho thấy, xu hướng này vẫn tiếp tục vào đầu năm 2024.

Việc sử dụng dầu ước tính đã tăng khoảng 1,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2024, giảm từ 1,9 triệu thùng/ngày trong quý IV/2023, và hơn 3 triệu thùng/ngày vào giữa năm ngoái.

Do Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế về sức khỏe cộng đồng liên quan đến đại dịch và chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào giữa năm 2023, nên việc giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính khác dẫn đến mức tiêu thụ dầu tăng trong năm 2022 và 2023 là sự phục hồi ổn định của giao thông hàng không, khi các hạn chế đi lại trong thời kỳ đại dịch được nới lỏng. Nhu cầu về nhiên liệu máy bay, chủ yếu từ lĩnh vực hàng không, đã tăng hơn 1 triệu thùng/ngày trong cả hai năm này, và đóng góp gần một nửa mức tăng nhu cầu dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của Airportia, mức tăng đã giảm bớt kể từ nửa đầu năm 2023. Do đó, mức tăng nhu cầu về nhiên liệu máy bay trong năm 2024 được dự báo sẽ nhỏ hơn nhiều.

“Mặc dù chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng tiêu thụ dầu vào năm 2024 và 2025 sẽ vẫn mạnh mẽ theo tiêu chuẩn lịch sử, các yếu tố cơ cấu sẽ dẫn đến việc giảm dần tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu trong thời gian còn lại của thập kỷ này”, IEA nhận định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ IEA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Return to top