Thế giới

Tàu vũ trụ Ấn Độ thành công tiến vào quỹ đạo sao Hỏa

ClockThứ Tư, 24/09/2014 14:26
TTH.VN - Ấn Độ đã thành công đưa một tàu thăm dò vào quỹ đạo quanh sao Hỏa vào sáng sớm nay (24/9) và đi vào lịch sử với tư cách là quốc gia châu Á đầu tiên đưa được tàu vũ trụ đến Hành tinh Đỏ.

Tàu thăm dò không người lái Mars Orbiter Mission của Ấn Độ, hay còn gọi là Mangalyaan, đã thành công trong nỗ lực đầu tiên tiến vào quỹ đạo sao Hỏa, sau một cuộc hành trình dài 10 tháng từ Trái đất kể từ khi được phóng từ sân bay vũ trụ Sriharikota trên bờ biển Vịnh Bengal vào ngày 05/11/2013. Trước đó, chỉ có Mỹ, châu Âu và Liên Xô (cũ) gửi thành công tàu vũ trụ lên sao Hỏa.

Tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission thành công tiến vào quỹ đạo sao Hỏa sáng 24/9 -Nguồn: BBC

 "Chúng tôi đã vượt ra ngoài ranh giới của khó khăn và cả trí tưởng tượng của con người", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố khi quan sát từ trung tâm đầu não của cơ quan không gian ở Bangalore. "Chúng tôi đã điều hướng chính xác tàu vũ trụ thông qua một con đường rất ít được biết đến ."

Khi đến gần quỹ đạo của sao Hỏa, tàu vũ trụ của Ấn Độ đã phải thực hiện một loạt các thao tác phức tạp và quan trọng. Khoảng một nửa số tàu vũ trụ khi đến giai đoạn này đã lạc hướng, gặp trục trặc hoặc thậm chí bị rơi.

 Thủ tướng Modi cho biết trong 51 lần thực hiện nhiệm vụ, chỉ có 21 lần thành công trên toàn thế giới. Và Ấn Độ đã chiến thắng.
 
 Tổng chi phí cho sứ mệnh này của Ấn Độ vào khoảng 74 triệu USD, là trong những sứ mệnh không gian liên hành tinh rẻ nhất, so với con số 671 triệu USD mà NASA (Mỹ) dành cho tàu vũ trụ Maven đã đến sao Hỏa hồi đầu tuần này. S. Satish, một chuyên gia vũ trụ tại Bangalore cho biết cách thiết kế tối ưu đã giúp cắt giảm chi phí mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng.
 
 Nhiệm vụ của tàu thăm dò Mangalyaan là để quay quanh sao Hỏa, lập bản đồ bề mặt và nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh này.
Tố Quyên (lược dịch từ BBC và CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top