Thế giới

Thắt chặt chính sách tiền tệ, đối phó áp lực lạm phát

ClockChủ Nhật, 12/06/2022 19:55
TTH.VN - Trong nỗ lực tìm cách đối phó với áp lực lạm phát không ngừng gia tăng, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tung ra các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ.

FED để ngỏ khả năng đẩy nhanh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phátFed tuyên bố tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại MỹLạm phát là mối nguy lớn nhất với các ngân hàng trung ươngMỹ: Fed thông báo tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp

ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 7/2022. Ảnh: Getty Image

Tăng lãi suất nửa điểm phần trăm đang trở thành động thái phổ biến, như đã thấy ở Ấn Độ và Australia trong tuần qua. Tuần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm nửa điểm phần trăm khi dữ liệu cho thấy nước này đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn - ít nhất là trong ngắn hạn. Giữa bối cảnh hoạt động kinh tế ở mức yếu, các quan chức ECB cho biết sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 7 tới.

Cùng điểm lại những diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu qua những ghi nhận dưới đây của Bloomberg:

Thế giới

Tuần qua, cả Ấn Độ và Australia đều tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, cùng với hơn 50 ngân hàng trung ương đã tăng chi phí đi vay ít nhất ở mức tương tự trong năm nay. Trong khi lãi suất ở Chile, Ba Lan và Peru đã tăng trở lại, Nga lại đi theo hướng khác, với việc cắt giảm 0,15 điểm phần trăm, đưa lãi suất cơ bản xuống còn 9,5%, bằng mức trước khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine.

Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo nền kinh tế thế giới sẽ phải trả một “cái giá đắt” cho vấn đề ở Ukraine bao gồm tăng trưởng yếu hơn, lạm phát cao hơn và thiệt hại lâu dài có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng. Tổ chức này đã giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống 3%, thấp hơn nhiều so với mức 4,5% được dự đoán hồi tháng 12 năm ngoái và tăng gấp đôi dự báo lạm phát lên gần 9% cho nhóm 38 quốc gia thành viên. OECD cũng dự báo tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại, giảm xuống còn 2,8% vào năm 2023.

Mỹ

Tháng 5/2022, lạm phát ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm, cho thấy áp lực giá đang đè nặng lên nền kinh tế và làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng. Các số liệu lạm phát mới nhất của chính phủ có thể sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang FED mở rộng một loạt các đợt tăng lãi suất vào mùa thu tới.

Lần đầu tiên sau 2 tháng, Cảng Los Angeles dự kiến ​​khối lượng container hàng nhập sẽ vượt mức của năm trước. Còn quá sớm để nói liệu đây có phải là một điểm sáng, hay sự khởi đầu của một làn sóng hàng hóa lớn hơn từ châu Á hay không, nhưng những con số này sẽ được theo dõi chặt chẽ khi cảng bận rộn nhất của Mỹ ddang dần khởi sắc trở lại.

Khi mùa cao điểm du lịch hè đang tới gần, giá xăng ở hơn một chục bang ở nước này đã đạt mức 5 USD/gallon hoặc hơn, do dự trữ nhiên liệu vẫn khan hiếm. Với tốc độ này, JPMorgan Chase & Co. dự đoán giá xăng có thể sẽ lên đến 6,2 USD/gallon vào tháng 8 tới.

Châu Âu

Ở châu Âu, Ngân hàng Trung ương khu vực này tuyên bố sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm % vào tháng tới và để ngõ cơ hội cho một đợt tăng lớn hơn vào mùa thu khi đối mặt với lạm phát kỷ lục. Với những dự báo mới báo hiệu giá cả ở khu vực đồng euro sẽ tăng nhanh hơn so với suy nghĩ trước đây, ECB xác nhận sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu từ ngày 1/7 tới – vốn là công cụ kích thích kinh tế chính mà ngân hàng này đã duy trì gần một thập kỷ qua.

Tại Đức, các đơn đặt hàng cho các nhà máy của nước này bất ngờ sụt giảm vào tháng 4, khi các đợt đóng cửa nghiêm ngặt ở Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng thêm những gián đoạn do xung đột ở Ukraine.

Những nỗ lực của Nga nhằm khơi thông dòng chảy thương mại dường như cũng không thể bù đắp cho sự sụp đổ của hàng nhập khẩu. Theo một phân tích của Bloomberg, điều này đã dẫn đến một kết quả rõ ràng là Belarus - quốc gia láng giềng của Nga, đã lần đầu tiên vượt qua Đức - nền kinh tế lớn gấp 60 lần Belarus - về giá trị nhập khẩu hàng hoá vào Nga trong tháng 4/2022.

Châu Á

Tại khu vực châu Á, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã chỉ ra một số thay đổi tích cực cho thấy tiến độ đang đạt được đối với mục tiêu ổn định lạm phát của nước này, đồng thời khẳng định việc thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn không phải là một lựa chọn được cân nhắc vào thời điểm hiện tại. 

Trong khi đó, lạm phát bán lẻ của Thái Lan đã tăng nhanh trong tháng 5 lên mức cao nhất trong gần 14 năm qua. Đây được xem như một “phép thử” đối với quyết tâm của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) trong việc chống đỡ chi phí đi vay. Dữ liệu chính thức cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 5 đã tăng 7,1% so với cùng kỳ 2021 và cũng là mức cao nhất trong hơn 13 năm. Con số này lớn hơn đáng kể mức 4,7% của tháng 4. Trước đó, khảo sát của Bloomberg dự báo lạm phát tháng 5 của Thái Lan vào khoảng 5,9%.

Thị trường mới nổi

Là một trong các thị trường mới nổi, các nhà phân tích đã nâng cao dự báo lạm phát của Brazil trong năm nay và năm tới, trước khi ngân hàng trung ương họp để thảo luận về việc kéo dài chu kỳ tăng lãi suất. Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương Brazil được công bố mới đây, chỉ số giá tiêu dùng của nước này sẽ đạt mức 8,89% vào tháng 12 tới, cao hơn mức dự báo gần đây nhất là 7,89% được đưa ra ngày 2/5.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Return to top