Thế giới

Thế giới càng ấm lên, bạo lực càng nhiều hơn

ClockThứ Sáu, 24/09/2021 16:38
TTH.VN - Lấy hình ảnh của ngày tận thế, 3 tổng thống và 7 ngoại trưởng các nước mới đây cảnh báo một thế giới ấm hơn cũng là một thế giới bạo lực hơn.

Có vaccine cho COVID-19, nhưng "không có vaccine nào cho cuộc khủng khoảng khí hậu"Lũ lụt ở châu Âu - minh chứng cho thấy cần cắt giảm khí thảiBiến đổi khí hậu liên quan đến 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu"Chảo lửa" Gaza nóng rực, số dân thường thiệt mạng tăng kỷ lụcViệt Nam thúc đẩy Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trong xung độtViệt Nam ủng hộ ngăn ngừa, chấm dứt bạo lực tình dục trong xung đột

Biến đổi khí hậu là một trong những lý do làm thế giới trở xuất hiện nhiều xung đột nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa: Reuters/Dân trí

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng của Hội đồng Bảo an, các quan chức đã thúc giục cơ quan quyền lực nhất của Liên Hiệp quốc hành động nhiều hơn nữa để giải quyết các tác động an ninh của biến đổi khí hậu và biến sự nóng lên toàn cầu trở thành một phần quan trọng trong tất cả các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc.

Các nhà lãnh đạo và bộ trưởng thúc đẩy hành động nhiều hơn của Liên Hiệp quốc cho biết, sự nóng lên đang làm cho thế giới trở nên kém an toàn hơn, với khu vực Sahel đang xung đột của châu Phi, Syria và Iraq là những ví dụ điển hình.

Michael Martin, Thủ tướng Ireland, người chủ trì cuộc họp nhận định, biến đổi khí hậu “đã góp phần gây nên xung đột ở nhiều nơi trên thế giới”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, biến đổi khí hậu “là cuộc chiến không có tiếng súng, có thể nói là gây ra thiệt hại về cả kinh tế và nhân mạng không kém gì các cuộc chiến tranh thực tế”.

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres cho biết: “Tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt sâu sắc khi chúng chồng chéo lên nhau và khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước trở nên khan hiếm vì biến đổi khí hậu, bất bình và căng thẳng có thể bùng phát, làm phức tạp thêm những nỗ lực ngăn chặn xung đột và duy trì hòa bình”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Ilwad Elman, một nhà hoạt động vì hòa bình người Canada gốc Somalia cho biết: “Cuộc sống và thực tế hằng ngày của chúng ta đang là một mối liên hệ cho sự bất an do biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường cũng đang thay đổi những gì cần thiết để xây dựng hòa bình... bởi chúng ta đang phải qua những cú sốc và căng thẳng liên quan đến khí hậu”.

Hội đồng Bảo an lần đầu tiên thảo luận về tác động của khí hậu đối với hòa bình và an ninh vào năm 2007 và đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề này, với phiên họp gần nhất diễn ra vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn nằm ngoài chương trình nghị sự của hội đồng bởi sự chia rẽ giữa các thành viên. Điều đó có nghĩa là không thể có nghị quyết ràng buộc hoặc yêu cầu chính thức để hành động.

Trong nhiều năm, các nhà học giả nghiên cứu về xung đột và biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh rằng các sự kiện như hạn hán nghiêm trọng tưởng như chỉ xảy ra một lần trong một thiên niên kỷ ở Syria đã làm trầm trọng thêm các xung đột như thế nào.

“Hãy nhìn vào hầu hết mọi nơi mà bạn thấy các mối đe dọa với hòa bình và an ninh quốc tế ngày nay, bạn sẽ thấy rằng biến đổi khí hậu đang làm cho mọi thứ trở nên kém hòa bình, kém an toàn hơn và khiến phản ứng của con người chúng ta thậm chí còn trở nên thách thức hơn”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định. Ông trích dẫn rằng tình trạng này có thể được nhìn thấy ở các nước bao gồm Syria, Mali, Yemen, Nam Sudan và Ethiopia.

Cũng theo Ngoại trưởng Antony Blinken, chúng ta phải ngừng tranh luận về việc liệu vấn đề khủng hoảng khí hậu có thuộc về Hội đồng Bảo an hay không. Thay vào đó, hãy đặt ra câu hỏi rằng làm thế nào để hội đồng có thể tận dụng những quyền lực độc nhất của mình để giải quyết những tác động tiêu cực của khí hậu đối với hòa bình và an ninh.

Bất chấp ý kiến của nhiều quốc gia, hầu hết các nhà lãnh đạo đều cho rằng biến đổi khí hậu cần phải được chiến đấu giống như cách thế giới chiến đấu với đại dịch COVID-19, bởi đối với hành tinh, đó là vấn đề của sự sống và cái chết.

Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid cho biết, các quyết định tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow “sẽ quyết định liệu thập kỷ này sẽ được ghi nhớ là thập kỷ khi chúng ta bắt đầu hành động cứu hành tinh hay là khởi đầu của sự kết thúc”.

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ chủ trì các cuộc đàm phán tại hội nghị ở Glasgow đã có bài phát biểu, trong đó bắt đầu bằng bài học về sự tuyệt chủng của các loài động vật có vú, sau đó nhắc nhở thế giới rằng con người cũng là động vật có vú.

“Con cháu của chúng ta rồi sẽ biết chúng ta là thủ phạm. Họ sẽ biết rằng chúng ta đã được cảnh báo, đã biết về tính nghiêm trọng của vấn đề. Chúng sẽ tự hỏi rằng những thế hệ trước là những người ích kỷ và thiển cận như thế nào”, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo.

Đan Lê (Lược dịch từ AP News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top