Thế giới

Lũ lụt ở châu Âu - minh chứng cho thấy cần cắt giảm khí thải

ClockChủ Nhật, 18/07/2021 10:53
TTH.VN - Ngay khi Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch chi hàng tỷ Euro để ngăn chặn biến đổi khí hậu, một cơn bão lớn chưa từng có đã khiến Đức và một số quốc gia lân cận chịu nhiều thiệt hại về người và của.

Châu Âu: Tiếp tục tìm kiếm những người sống sót sau trận "đại hồng thủy"Châu Âu trải qua thời kỳ lũ lụt tồi tệ nhất trong 500 nămEU hỗ trợ ứng phó thiên tai ở Nam và Đông Nam ÁBiến đổi khí hậu “làm thay đổi chu trình lũ lụt ở châu Âu”

Châu Âu vừa hứng chịu trận lũ nghiêm trọng nhất trong lịch sử trăm năm. Ảnh minh họa: AFP/Lao động

Trước vấn đề này, các nhà khoa học về khí hậu cho biết, có mối liên hệ giữa hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và sự nóng lên toàn cầu. Đây là điều không thể nhầm lẫn và việc khẩn cấp bây giờ là phải hành động ngay lập tức để đối phó với sự xuất hiện của biến đổi khí hậu này.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể nói chắc chắn rằng liệu biến đổi khí hậu có gây ra lũ lụt hay không, song họ cũng nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu chính là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng thời tiết khắc nghiệt đã và đang xuất hiện từ Tây Mỹ và Canada cho đến Siberia và đến khu vực Rhine của châu Âu.

Win Thiery, giáo sư tại Đại học Brussels nhận định: “Có một mối liên hệ rõ ràng giữa lượng mưa cực đoan, gây nên tình trạng biến đổi khí hậu”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Stefan Rahmstorf, Giáo sư vật lý biển tại Đại học Postdam (Đức) khi đề cập đến các mức nhiệt kỷ lục gần đây ghi nhận ở Mỹ và Canada nhận định, có một số mức nhiệt khắc nghiệt đến độ chúng gần như sẽ không thể xuất hiện nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Chủ tịch Nhóm cố vấn Khủng hoảng khí hậu David King cho biết: “Đây là những tổn thất, thương vong của khủng hoảng khí hậu. Chúng ta sẽ chỉ chứng kiến những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn.

Và người đứng đầu Nội các về khí hậu của Ủy ban Châu Âu Diederik Samsom đã đưa ra các đề xuất khổng lồ để chi hàng tỷ Euro và buộc ngành công nghiệp phải cải cách mạnh mẽ để giúp giảm 55% lượng khí thải gây nóng lên toàn cầu của khối trong thập kỷ này.

“Một vài năm trước, có thể sẽ phải nghĩ đến một thời điểm nào đó trong tương lai, hoặc một nơi nào đó xa xôi trên hành tinh để nói về biến đổi khí hậu. Nhưng giờ nó đang xảy ra - và xảy ra ở đây”, ông Diederik Samson cảnh báo.

Ngay cả khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được hạn chế đáng kể trong những thập kỷ tới, thì lượng khí Carbon Dioxide và các khí đốt nóng hành tinh khác vốn đã có trong bầu khí quyển vẫn cho thấy rằng thời tiết sẽ ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn nhiều.

Các chuyên gia thậm chí còn cảnh báo, những khu vực chưa chuẩn bị cho tình huống này sẽ hứng chịu các ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề hơn.

Lamia Messari-Becker, Giáo sư kỹ thuật tại Đại học Siegen cho biết: “Chúng ta cần làm cho các tòa nhà, không gian ngoài trời, thành phố có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu”.

Ernst Rauch, Trưởng ban khí hậu và là nhà địa chất học tại Công ty Tái bảo hiểm Munich Re của Đức nhấn mạnh: “Các sự kiện của ngày hôm nay và hôm qua, thậm chí là từ lâu về trước cho chúng ta một gợi ý rằng chúng ta cần phải làm tốt hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho những loại hiện tượng thời tiết này. Bản thân các sự kiện thời tiết không bất ngờ, nhưng thứ tự về mức độ của chúng chính là thứ khiến chúng ta bất ngờ”.

Đan Lê (Lược dịch từ AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Return to top