Thế giới

Thế giới chuyển từ thiếu hụt sang dư thừa vaccine phòng covid-19

ClockThứ Bảy, 02/04/2022 14:29
TTH - Sau khi chạy đua để xây dựng năng lực và đáp ứng lượng đơn đặt hàng lớn đối với vaccine phòng COVID-19, ngành công nghiệp vaccine toàn cầu đang đối mặt với nhu cầu suy giảm khi nhiều nhà sản xuất gia nhập muộn đang phải đấu tranh trong một thị trường chậm lại.

Bộ Y tế: Sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ tháng TưBộ Y tế có hướng dẫn mới về tiêm vaccine phòng COVID-19

Nguồn cung vaccine phòng COVID-19 dư thừa đang là vấn đề lớn cần được giải quyết. Ảnh minh họa: AFP/Tuổi Trẻ

Xu hướng đảo ngược

Xu hướng này được nhận định sẽ nhanh chóng kiềm chế doanh số bán hàng khổng lồ mà các hãng dược phẩm toàn cầu như từ Pfizer đến AstraZeneca đã đạt được vào thời cao điểm của đại dịch.

Đồng thời, xu hướng này cũng tạo ra những vấn đề mới cho các nhà sản xuất địa phương như từ Ấn Độ, đến Indonesia - những người đã xây dựng năng lực sản xuất vaccine cực kỳ lớn nhưng hiện đang phải vật lộn với nguồn cung dư thừa.

Ngay cả khi các mũi tiêm tăng cường có khả năng duy trì nhu cầu đối với tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn thế giới, tình trạng thiếu hụt vaccine xảy ra trong phần lớn thời gian của năm 2021 đã giảm dần.

Thay vào đó, có một sự đảo ngược đáng kể, rằng khả năng dư thừa nguồn cung vaccine toàn cầu hiện đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn.

Trên toàn thế giới, hơn 11 tỷ liều vaccine đã được sử dụng, với sự tiếp nhận ngày càng tăng từ các nước nghèo hơn, có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp hơn.

Được biết, sau khi vật lộn với tình trạng thiếu hụt trầm trọng vaccine phòng COVID-19 vào năm ngoái, Cơ chế Tiếp cận Toàn cầu với vaccine phòng COVID-19 (COVAX) cho biết, đến tháng Giêng 2022, dự trữ đang vượt quá nhu cầu.

Theo báo cáo của Bloomberg Intelligence trong tháng này, nhiều khả năng doanh thu vaccine phòng COVID-19 của Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson&Johnson có thể sẽ đạt 61 tỷ USD trong năm 2022, chỉ cao hơn một chút so với năm 2021. Thậm chí dự đoán này đã là “quá lạc quan”. Trong đó, báo cáo chỉ ra rằng việc tiến trình tiêm tăng cường liều thứ tư ở Israel chậm lại được xem như một dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu đang giảm dần.

Ông Scott Rosenstein, cố vấn chăm sóc sức khỏe đặc biệt của Tập đoàn Eurasia, có trụ sở tại New York cho biết: “Nguồn cung đang vượt quá nhu cầu ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả khi nhiều quốc gia triển khai các đợt tiêm chủng tăng cường”. Cục diện có khả năng thay đổi trừ khi có một biến thể lây lan làm “đường cong” nhu cầu tiêm chủng chuyển biến.

Áp lực khi nhiều nhà sản xuất vaccine tham gia vào thị trường

Một vấn đề đặt ra là khi nhu cầu sử dụng đang giảm, ngày càng có nhiều nhà sản xuất vaccine tham gia vào thị trường.

Theo phân tích của công ty Airfinity, dự kiến trong năm 2022, hơn 9 tỷ liều vaccine có thể sẽ được sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng vào năm 2023 và những năm tiếp theo có thể giảm xuống mức khoảng từ 2,2 đến 4,4 tỷ liều/năm.

Cụ thể, doanh thu từ việc tiêm vaccine Vaxzevria của AstraZeneca sẽ giảm vào năm 2022, sau khi đạt khoảng 4 tỷ USD trong năm 2021. Cùng lúc, Pfizer đã có mức doanh thu đạt 36,8 tỷ USD trong năm 2021 và đến tháng 2 vừa qua, công ty cho biết dự kiến trong năm 2022 này, Pfizer sẽ ghi nhận khoản doanh thu chỉ chạm mốc 32 tỷ USD. Con số này dựa trên các hợp đồng đã ký vào cuối tháng 1.

Trong một diễn biến có liên quan, vấn đề về nguồn cung đang rất nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi có ngành công nghiệp vaccine lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng dư cung trong nước và toàn cầu.

Biological E., một nhà sản xuất lớn có trụ sở tại thành phố Hydebarab, phía Nam Ấn Độ đã đầu tư khoảng 198 triệu USD để tăng gấp đôi công suất sản xuất vaccine trong thời kỳ đại dịch lên khoảng 4 triệu liều/ngày.

Vaccine Corbevax, một loại vaccine tiểu đơn vị protein lần đầu tiên đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại địa phương cho người lớn vào tháng 12/2021 và sau đó là cấp phép sử dụng cho thanh niên từ 12 – 18 tuổi vào tháng trước. Tuy nhiên, khi hầu hết người trưởng thành ở Ấn Độ đã tiêm chủng đầy đủ và chính phủ cũng dần giảm tốc độ khẩn trương khi triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường, không chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều liều Corbevax sẽ được mua, ngoài 300 triệu USD mà New Delhi đã đảm bảo trước đó.

Biological E. không phải là nhà sản xuất duy nhất ở Ấn Độ đối diện với vấn đề. Vaccine DNA phòng COVID-19 của Zydus Lifesciences đã được phê duyệt vào cuối năm ngoái nay mới chỉ có 10 triệu liều đặt trước từ chính phủ Ấn Độ...

Đối mặt với thách thức về nguồn cung

Để đối mặt với thách thức, nhiều nhà sản xuất đang dần chuyển sang nghiên cứu, thúc đẩy sản xuất vaccine cho các bệnh khác như vaccine cúm, vaccine phế cầu, vaccine cho các bệnh thường bị bỏ quên. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Kalbe Farma của Indonesia đã tạm dừng các hành động liên quan đến vaccine phòng COVID-19 với công ty Genexine của Hàn Quốc trong tháng này do nguồn dự trữ dồi dào. Hiện công ty đang hướng tới sử dụng công nghệ DNA cho các loại vaccine khác.

Có thể nói, bất chấp những áp lực hiện tại, các công ty sản xuất vaccine vẫn có thể chứng kiến nhu cầu tiêm vaccine tăng cường tăng, khi họ theo đuổi các chế phẩm cải tiến vượt trội hơn so với các sản phẩm ban đầu. Ngoài ra, khi câu hỏi về các mũi tiêm tăng cường có cần thiết và tần suất ra sao, cũng như liệu có biến thể mới nào xuất hiện, cục diện toàn cảnh về nguồn cung vaccine phòng COVID-19 có thể sẽ thay đổi, ông Gary Dubin, Chủ tịch bộ phận vaccine tại công ty Takeda Pharmaceutical nhận định.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top