Cộng đồng những người nghèo nhất bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi xung đột và đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+
Theo đó, đại dịch COVID-19 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử sau nhiều thập kỷ xóa đói giảm nghèo, với 71 triệu người sống trong cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020.
Điều này có nghĩa là 719 triệu người, tức khoảng 9,3% dân số thế giới – chỉ sống với 2,15 USD/ngày, cộng thêm xung đột đang diễn ra đã làm giảm tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc và khiến giá lương thực và năng lượng tăng cao... Những điều này đe dọa sẽ tiếp tục làm đình trệ nỗ lực giảm nghèo.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết rằng nếu không đạt được mức tăng trưởng cao, ước tính sẽ có khoảng 574 triệu người, tương đương với 7% dân số thế giới vẫn sẽ sống ở mức thu nhập thấp như đã nêu trên vào năm 2030, trong đó đa phần là ở châu Phi.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nhận định rằng, báo cáo Đói nghèo và Thịnh vượng chung cho thấy viễn cảnh tồi tệ mà hàng chục triệu người đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi những thay đổi chính sách lớn để thúc đẩy tăng trưởng và giúp khởi động các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Vị chủ tịch chia sẻ: “Tiến bộ trong tiến trình xóa đói giảm nghèo cùng cực về cơ bản đã chững lại, song song với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm dần”. Nguyên nhân của vấn đề này là do lạm phát, đồng tiền mất giá và các cuộc khủng hoảng chồng chéo xảy ra và lây lan rộng hơn.
Để thay đổi cục diện, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các quốc gia nên tăng cường hợp tác, tránh nợ, tập trung vào tăng trưởng dài hạn và áp dụng các biện pháp như thuế tài sản và thuế Carbon, giúp tăng doanh thu mà không làm tổn hại đến những người nghèo nhất.
Được biết, tính đến khi đại dịch xuất hiện và lây lan rộng, tiến trình giảm nghèo đã chứng kiến tốc độ chậm lại trong vòng 5 năm và những người nghèo nhất rõ ràng gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất. Cụ thể, 40% những người nghèo nhất có thu nhập giảm trung bình là 4%, ghi nhận trong thời kỳ đại dịch, gấp đôi mức thiệt hại mà 20% người giàu nhất phải trải qua.
Cùng với đó, tuy chi tiêu của chính phủ và hỗ trợ khẩn cấp đã giúp ngăn chặn sự gia tăng lớn hơn về tỷ lệ nghèo đói, song tiến trình phục hồi kinh tế không đồng đều, trong đó các nền kinh tế đang phát triển với ít nguồn lực hơn đã chi tiêu ít hơn và đạt được ít tiến bộ hơn.
Theo nội dung báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tình trạng nghèo cùng cực hiện tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara, nơi có tỷ lệ nghèo đói khoảng 35% và chiếm 60% tổng số người nghèo đói trên thế giới.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)